Quẻ Thăng chỉ thời vận ngày một tốt dần lên, nhiều thuận lợi để đạt được ý nguyện. Thời cơ trước mắt là sáng sủa, hậu vận khá hanh thông. Công danh sự nghiệp dễ hoàn thành, sự thăng tiến dễ dàng, không trở ngại nào lớn. Sẽ có danh vọng và địa vị cao, vững chắc. Tài vận khá, kinh doanh phát triển, phúc lộc nhiều. Xuất hành tốt, mất của tìm lại được. Thi cự đậu đạt cao. Bệnh nhẹ dễ khỏi. Kiện tụng dễ thắng. Tình yêu không nên vội vã để tránh bồng bột, dễ được như ý nguyện. Hôn nhân thuận lợi, dễ thành lương duyên, gia đình bền chặt. Người có quẻ này lại sinh tháng tám là đắc cách, số công danh lớn, phúc lộc dồi dào.
Thái là quẻ của thời cơ thuận lợi, vận thế tốt, cần phải tranh thủ nắm lấy. Tuy nhiên cái hanh thông lớn bao giờ cũng có mầm mống cái bế tắc, vì vậy mà chung cuộc, hào thượng lục là hào xấu cần phải đề phòng lúc kết thúc sẽ bị thất bại. Công danh sự nghiệp chóng thành đạt nhưng phải đề phòng chủ quan, ham hố để cuối cùng phải bất mãn suy vi. Tài vận rất tốt, có thể thu nhập bằng nhiều nguồn, nhưng cuối đời đề phòng bất trắc. Kiện tụng dễ hòa giải. Thi cử dễ đậu đạt, ốm đau chóng khỏi. Đi xa nhanh trở về. Mọi việc hanh thông. Hôn nhân và gia đình thuận lợi, dễ thành, nhưng đề phòng cuối đời bất hòa, lục đục. Người gặp quẻ này, sinh vào tháng giêng là số công danh, phú quý lớn. Không đúng thời thì phúc nhỏ. Quẻ Thái gồm hai quẻ đầu mối của vạn vật, lại nằm đúng vị trí (là hai quẻ Càn-Khôn), vì vậy người có số Hà Lạc được quẻ này, lại sinh đúng thời, được coi là người có số cực tốt, số xuất tướng, nhập tướng, số hiển vinh và thành đạt cao.

1) Toàn quẻ :
- Tụ nhóm lại tất sẽ chồng chất lên cao. Vì thế sau quẻ Tụy tiếp đến quẻ Thăng.
- Tượng hình bằng trên Khôn (hành Thổ) dưới Tốn (hành Mộc), nghĩa là cây mọc ở trong đất, lớn lên dần dần. Còn có nghĩa là nội quái có đức khiêm, ngoại quái có đức thuận, người khác thuận cho mình tiến lên, Cát.
- Quân tử xem tượng ấy mà tu đức, từ nhỏ đến cao đại.
2) Từng hào :
Sơ Lục : âm nhu, thuận với hai dương ở trên, vào thời thăng rất tốt. (Ví dụ Ngọc Hân công chúa vâng lệnh cha kết hôn với Nguyễn Huệ).
Cửu Nhị : có tài, ứng với Lục Ngũ ngu tối, như tôi giỏi thờ vua hèn, nếu thành thực chỉ bảo cho Ngũ tiến, thì được vô cựu và ban phúc cho cả thiên hạ. (Ví dụ Khổng Minh hết lòng phò tá Hậu Chủ, khiến cho Thục dân thưa đất nghèo cũng giữ được thế chân vạc với Ngụỵ, Ngô).
Cửu Tam : dương cương đắc chính, lại ở nội Tốn tức là có đức Khiêm, nên tam âm ở trên dễ dàng theo Tam tiến lên như vào chỗ không người. (Ví dụ Chu Công Đán có đại tài lại khiêm tốn, nên giữ được cơ nghiệp nhà Chu mới thành lập được vững bền).
Lục Tứ : nhu thuận đắc chính, trên thuận với Lục Ngũ, dưới thuận với hạ quái, ví như văn vương ở Kỳ Sơn vẫn tòng phục vua Trụ, mà cả thiên hạ đều theo mình).
Lục Ngũ : ở vị chí tôn, lại ứng với Cửu Nhị là bậc hiền thần, nên dễ dàng tiến lên như người bước lên thảm vậy. Chỉ cần giữ được đức nhu thuận, đừng thấy thắng lợi dễ quá mà sinh kiêu ngạo. (Ví dụ Võ Vương nhờ có Khương Tử Nha, đánh bại được vua Trụ dễ dàng).
Thượng Lục : ở cuối thời Thăng, còn hôn ám cầu thăng mãi, tất sẽ bị ngã. ( Ví dụ Trịnh Sâm lòng tham không đáy, đã nắm hết quyền bính còn muốn soán ngôi vua Lê, gây nên chia rẽ giữa triều thần, đào mồ chôn cơ nghiệp 200 năm của họ Trịnh).
B - Nhận Xét Bổ Túc.
1) Ý nghĩa quẻ Thăng :
a) Tượng quẻ là gió thổi tung đất lên, tượng trưng cho cơ hội thuận tiện để thăng tiến trong mọi hoạt động (văn hóa, kinh tế ngoại giao, v.v.)
b) Ta lại nhớ rằng hạ quái Tốn (khiêm nhường) có đức tính gần giống với Đoài (hòa duyệt) . Và ta đã từng biết thượng quái Khôn đi với hạ quái Đoài là quẻ Địa Trạch Lâm số 19, có nghĩa là làm lớn, tương tự với nghĩa Thăng của quẻ Địa Phong Thăng. Chỉ khác ở chỗ Đoài thì 1 âm trên 2 dương, còn Tốn thì 2 dương trên 1 âm. Do đó tuy kết quả hai quẻ Lâm và Thăng gần tương tự, nhưng bài học có hơi khác.
2) Bài học :
Muốn thăng tiến, vươn lên một địa vị xã hội cao hơn, hoặc một tình trạng kinh tế, ngoại giao, v.v. tốt đẹp hơn, thì đức tính cần thiết là Khiêm của nội quái Tốn, nhún nhường để cảm hóa đối phương, khiến hắn có thiện cảm với mình. Đó là chính sách của Quản Trọng khuyên bảo Tề Hoàn Công, lấy nước bể nấu muối, lập ra các nhà kỹ nữ ở các thị trấn buôn bán để thu hút thương khách bốn phương và kiếm lời, cho dân chuộc những tội nhỏ bằng khí giới, cung tên, để tăng cường binh lực.
Trong đã nuôi dân chúng được phú cường, ngoài lại được lòng lân bang, làm gì mà chẳng thăng tiến lên địa vị bá chủ chư hầu?
Mở rộng ra mọi vấn đề (thương mại, hôn nhân, tranh tụng, v.v.), bài học quẻ Thăng là: bồi dưỡng tực lực và lấy lòng đối thủ.
CHẤN QUÁI: thuộc Mộc, gồm có 8 quái là:
Thuần Chấn - Lôi Địa Dự - Lôi Thủy Giải - Lôi Phong Hằng - Địa Phong Thăng - Thủy Phong Tĩnh - Trạch Phong Đại Quá - Trạch Lôi Tùy.
Thiên Thời: Sấm.
Địa lý: Phương Đông - Cây cối - Chỗ náo thị (chợ búa ồn ào) - Đường lớn - Chỗ cây tre, thảo mộc phồn thịnh.
Nhân vật: Trưởng nam.
Nhân sự: Dấy động - Giận - Kinh sợ hoang mang - Nóng nảy, xáo động - Động nhiều - Ít im lặng.
Thân thể: Chân - Gan - Tóc - Thanh âm.
Thời tự: Mùa Xuân, tháng 3 - Năm, tháng, ngày giờ Mẹo - Tháng, ngày 4, 3, 8.
Động vật: Rồng - Rắn.
Tịnh vật: Cây tre - Cỏ lau - Nhạc khí làm bằng cây hay tre - Vật hoa thảo tươi tốt.
Ốc xá: Ở về hướng Đông - Xứ sơn lâm - Lầu gác
Gia trạch: Trong nhà có sự kinh sợ hoang mang bất thần - Mùa Xuân chiêm thì tốt - Mùa Thu chiêm bất lợi.
Hôn nhân: Khá thành - Nhà có thanh danh - Lợi kết hôn với trưởng nam - Mùa Thu chiêm không nên kết hôn.
Ẩm thực: Móng chân thú - Thịt - Đố ăn thuộc chốn sơn lâm quê mùa - Thịt tươi - Trái vị chua - Rau.
Sinh sản: Hư kinh (sợ khống) Thai động bất yên - Sanh con so ắt sinh nam - Mùa thu chiêm ắt có tổn - Lâm sản nên hướng Đông.
Cầu danh: Đắc danh - Nhiệm sở nên hướng Đông - Chức truyền hiệu, phát lệnh - Quan chưởng hình ngục - Nhiệm sở về vụ trà, trúc, mộc, thuế khóa - Hoặc là làm chức Tư hòa náo thị.
Mưu vọng: Khá được - Khá cầu - Trong mưu kế phải hoạt động mạnh - Mùa thu chiêm không vừa lòng.
Giao dịch: Giao thành thì có lợi - Mùa Thu chiêm khó thành - Lợi về hàng hóa sơn lâm, cây, tre, trà.
Cầu lợi: Có lợi về sơn lâm, tre, mộc - Nên cầu tài hướng Đông - Nên cầu tài chỗ đông đảo xao động - Có lợi về hàng hóa sơn lâm, cây, tre, trà.
Xuất hành: Có lợi về hướng Đông - Có lợi người thuộc sơn lâm - Mùa Thu chiêm không nên đi - Chỉ sợ kinh hại khống.
Yết kiến: Gặp thấy - Nên gặp người thuộc sơn lâm - Nên gặp người có thanh danh.
Tật bệnh: Tật chân - Tật đau gan thường - Sợ hãi cuống quít chẳng yên.
Quan tụng: Việc kiện cáo đứng về phía mạnh - Hư kinh (kinh sợ khống) - Sửa đổi để xét lại phản phúc.
Phần mộ: Lợi về hướng Đông - Huyệt trong chốn sơn lâm - Mùa Thu chiêm không lời.
Phương đạo: Đông.
Ngũ sắc: Thanh - Lục - Biếc.
Tính tự (Họ, Tên): Tiếng giác (ngũ âm)
- Họ hay tên có đeo chữ Mộc - Hàng vị 4, 8, 3.
Số mục: 4, 8, 3.
Ngũ vị: Chua.
Phần Bát Quái Vạn Vật kể trên, sự việc còn rất nhiều chẳng chỉ có như vậy mà thôi. Vậy phép chiêm, nên noi theo sự việc mà suy từng loại vậy.

1) Toàn quẻ :
- Có Lễ rồi mới được an ổn, nên sau quẻ Lý tiếp đến quẻ Thái.
- Được hình dung bằng trên Khôn dưới Càn, tức là khí âm trọng trọc hạ xuống và khí dương khinh thanh bay lên, như vậy nhị khí giao hòa, khiến cho vạn vật được hanh thông.
- Tượng quẻ còn có nghĩa là tuy âm dương (tiểu nhân và quân tử) ngang sức nhưng dương ở thế đang tiến, còn âm ở thế đang lui.
2) Từng hào :
Sơ Cửu : tài cao, vị thấp, cùng tiến tới Cửu Nhị, Cửu Tam, tốt. (Như học trò thông minh, mới vào học còn bỡ ngỡ, được bạn tốt dìu dắt, dễ tiến)
Cửu Nhị : tài cao, lại ứng với Lục Ngũ, được giao phó trọng trách. Thi hành đạo quân tử, gồm cả ân uy (dương hào cư âm vị, đắc trung), thì thiên hạ sẽ thái bình. (Ví dụ: sau khi lấy được đất Thục, Khổng Minh đặt ra luật lệ mới để thưởng phạt đúng mức, vẫn có độ lượng nhưng không còn quá lỏng lẻo để dân chúng khinh nhờn như với Lưu Chương)
Cửu Tam : trùng dương bất trung, đáng lẽ không tốt. Nhưng ở quẻ Thái, lại nằm trên hai dương, là bậc đàn anh quân tử, nên tốt. Tuy nhiên, cảnh Thái, đã tột độ, theo lẽ biến dịch sẽ sang cảnh Bĩ. Người quân tử không lo sợ, nếu thấy mầm loạn cứ bình tĩnh đối phó thì thái bình sẽ giữ được. (Ví dụ thời Trịnh Căn, Trịnh Cương là thời cực thịnh của họ Trịnh. Đến Trịnh Giang vô đạo nên loạn lạc lung tung. May được Trịnh Doanh lên thay, gần hiền xa nịnh, nên cơ đồ họ Trịnh còn được thịnh vượng vài chục năm nữa)
Lục Tứ : mặc dù còn ở thời Thái, mầm họa đã nẩy, Lục Tứ âm nhu, để cho nhị âm ở trên toa rập cùng làm bậy, khiến cho thế nước ngửa nghiêng.
(Ví dụ thời Linh đế nhà Hán còn tương đối vững chắc, chỉ vì bọn hoạn quan làm lộng và tướng quốc Hà Tiến ngu tối, nên gây họa Đổng Trác, mở đầu cho thời loạn Tam quốc)
Lục Ngũ : ở vị chí tôn, biết hạ mình tin theo hiền thần là Cửu Nhị, nên được Cát. (Ví dụ Thành Vương biết tin cẩn Chu công Đán, nên giữ vững được cơ nghiệp đã bị đe dọa bởi cuộc loạn do con cháu nhà Thương và chính các chú Thành Vương cầm đầu).
Thượng Lục : thời Thái đã đến giai đoạn cuối, người này lại ngu tối (trùng âm), chỉ nghe lời bọn tiểu nhân (nhị âm tứ, ngũ), nên sẽ làm hỏng cơ đồ. (Ví dụ đến Nghệ Tông, vận nhà Trần đã hết, mà Nghệ Tông ngu tối, chỉ nghe lời Lê quý Ly, nên làm mất cơ nghiệp nhà Trần).
B - Nhận Xét Bổ Túc.
1) Ý nghĩa quẻ Thái :
Tượng quẻ rất rõ rệt: các hào dương ở dưới có khí thế xông lên xua đuổi các hào âm, tượng trưng cho thời kỳ thái bình, quân tử cầm quyền, tiểu nhân không lũng loạn được.
2) Bài học :
a) Tuy thời Thái tốt thật, nhưng theo lẽ biến dịch của Càn Khôn, nên đề phòng Thái có thể biến thành Bĩ một lúc nào đó. Đề phòng bằng cách nào? Bằng đức độ bao dung (Cửu Nhị), bằng thái độ điềm tĩnh (Cửu Tam), bằng cách khiêm cung hạ sĩ (Lục ngũ). Nói tóm lại, trong quẻ Thái, bậc quân tử nên hăng hái ra giúp đời, ân uy gồm đủ, giữ vững nếp hanh thông sẵn có giữa người quân tử với nhau, và giữa quân tử (Chính quyền) với tiểu nhân (dân chúng).
b) Trong quẻ này ta thấy rõ rệt rằng tuy cùng một thời mà có thể chia thành nhiều giai đoạn nhỏ: ở ba hào Sơ, Nhị, Tam, cảnh Thái đang vững bền. Đến hào Tứ thì cảnh Thái đã bắt đầu suy. Hào Ngũ, nếu biết dùng người (Cửu Nhị) thì có thể giữ được thái bình thêm một thời gian. Đến hào Thượng thì cảnh Thái chấm dứt.
KHÔN QUÁI: thuộc Thổ, gồm có 8 quái là:
Thuần Khôn - Địa Lôi Phục - Địa Trạch Lâm - Địa Thiên Thái - Lôi Thiên Đại Tráng - Trạch Thiên Quái - Thủy Thiên Nhu - Thủy Địa Tỷ.
Thiên Thời: Mây âm u - Khí mù.
Địa lý: Đồng nội - Làng mạc - Bình địa - Phương Tây Nam.
Nhân vật: Bà lão - Mẫu hậu (mẹ vua) - Nông phu - Người đồng làng - Nhân chứng - Người bụng lớn (cái bụng to).
Nhân sự: Hẹp hòi keo cú - Nhu thuận - Nhu nhược - Nhiều người.
Thân thể: Bụng - Lá lách - Dạ dày - Thịt.
Thời tự: Tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi - Năm, tháng, ngày giờ Mùi, Thân - Tháng, ngày 5, 8 10.
Động vật: Con trâu - Bách thú - Con ngựa cái.
Tịnh vật: Vật hình vuông - Vật mềm - Vải lụa - Tơ lụa - Ngũ cốc - Xe - Búa - Đồ sành, đồ gốm.
Ốc xá: Hướng Tây Nam - Thôn dã - Ruộng cày - Nhà thấp bé - Nền đất - Kho tàng.
Gia trạch: Yên ổn - Nhiều âm khí - Mùa Xuân chiêm không yên.
Hôn nhân: Hôn nhân có lợi - Nên nhà người có thuế sản - Người cùng hương thôn - Hoặc người quả phụ - Mùa xuân chiêm bất lợi.
Ẩm thực: Thịt bò, trâu - Vật ở trong đất - Vị ngọt - Món ăn ở nhà quê - Món ăn ngũ cốc - Khoai lang hoặc măng tre các loại - Vật thuộc bụng, ngũ tạng.
Sinh sản: Dễ sanh - Mùa Xuân chiêm khó đẻ - Có tổn thất - Hoặc không lợi cho mẹ - Lâm sản nên hướng Tây Nam.
Cầu danh: Đắc danh - Nên phương Tây Nam - Hoặc giáo quan, chức quan giữ điền thổ - Mùa xuân chiêm hư danh.
Mưu vọng: Cầu mưu có lợi - Cầu mưu ở chỗ làng mạc - Im lặng mà cầu mưu - Mùa xuân chiêm ít được vừa lòng - Mưu nhờ đàn bà.
Giao dịch: Giao dịch lợi - Nên giao dịch về điền thổ - Nên giao dịch về ngũ cốc - Hàng hóa tầm thường có lợi - Đồ nặng - Vải lụa - Im lặng hóa ra có tài - Mùa Xuân chiêm bất lợi.
Cầu lợi: Có lợi - Lợi về đất đai - Hàng tầm thường, vật nặng có lợi - Im lặng hóa ra có lợi - Nùa xuân chiêm không tài - Số nhiều thì có lợi.
Xuất hành: Nên đi - Nên đi phương Tây Nam - Nên đi chỗ làng mạc - Nên đi đường bộ - Mùa xuân chiêm không nên đi.
Yết kiến: Gặp Thầy - Lợi gặp người làng - Nên gặp bạn thân - Hoặc đàn bà - Mùa xuân không nên gặp.
Tật bệnh: Bệnh bụng - Bệnh tỳ vị - Ăn uống bế tắc - Ăn ngũ cốc không tiêu.
Quan tụng: Lý thuận - Được cảm tình dân chúng - Tụng đảng giải tán.
Phần mộ: Nên huyệt ở Tây Nam - Nên chỗ đất bằng phẳng - Gần đồng ruộng - Chôn chỗ thấp - Mùa xuân chôn không tốt.
Tính tự (Họ, Tên): Tiếng cung (ngũ âm)
- Họ Tên có chữ Thổ đứng bên - Hàng 5, 8 10.
Số mục: 5, 8, 10
Phương đạo: Tây Nam.
Ngũ vị: Ngọt.
Ngũ sắc: Vàng - Đen.
Phần Bát Quái Vạn Vật kể trên, sự việc còn rất nhiều chẳng chỉ có như vậy mà thôi. Vậy phép chiêm, nên noi theo sự việc mà suy từng loại vậy.