Ngũ hành Tương sinh, tương khắc Ngũ hành tồn tại mối quan hệ tương sinh tương khắc. Quy luật ngũ hành tương sinh: “Sinh", bao hàm ý nghĩa tư sinh, trợ trưởng. Trong Ngũ hành có quan hệ thúc đẩy lẫn nhau, dựa vào nhau để tồn tại, quan hệ này được gọi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Nội dung

  • 1 Ngũ hành Tương sinh, tương khắc
    • 1.1 Ngũ hành tương sinh:
    • 1.2 Ngũ hành tương khắc:
  • 2 Ngũ hành phản sinh
    • 2.1 Nguyên lý của Ngũ hành phản sinh là:
    • 2.2 Nguyên lý của Ngũ hành phản khắc là:

Ngũ hành Tương sinh, tương khắc

Ngũ hành tồn tại mối quan hệ tương sinh tương khắc.

Quy luật ngũ hành tương sinh: “Sinh”, bao hàm ý nghĩa tư sinh, trợ trưởng. Trong Ngũ hành có quan hệ thúc đẩy lẫn nhau, dựa vào nhau để tồn tại, quan hệ này được gọi là “tương sinh”. Quy luật tương sinh trong Ngũ hành là: Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy: sự tuần hoàn đời này qua đời kia không bao giờ kết thúc. Chúng có tác dụng thúc đẩy nhau phát triển.

Trong tương sinh Ngũ hành, bất kỳ một hành nào cùng đều có sự liên hệ hai mặt “sinh tôi”, “tôi sinh”, cũng chính là quan hệ mẫu tử. Lấy Thủy làm ví dụ: “sinh tôi” của Thủy là Kim, tức Kim chính là mẹ của Thủy: “tôi sinh” của Thủy là Mộc, tức Mộc là con của Thủy, từ đó cứ tiếp tục suy ra tương tự.

nguhanh(1)

Nguyên lý ngũ hành tương sinh

Ngũ hành tương sinh:

  •  KIM sinh THỦY
  • THỦY sinh MỘC
  • MỘC sinh HỎA
  • HỎA sinh THỔ
  • THỔ sinh KIM.

Ngũ hành tương khắc:

  • KIM khắc MỘC.
  • MỘC khắc THỔ.
  • THỔ khắc THỦY.
  • THỦY khắc HỎA.
  • HỎA khắc KIM.

Quy luật tương khắc: “khắc”, bao hàm ý nghĩa chế ngự, thắng. Trong Ngũ hành có quan hệ chế ước lẫn nhau, khắc phục lẫn nhau. Loại quan hệ này được gọi là “tương khắc”. Quy luật tương khắc Ngũ hành là: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, sự chế ước lẫn nhau như vậy, không có tuần hoàn, không ngừng.

Quan hệ tương khắc trong trường hợp thông thường, cũng là một lực lượng duy trì cân bằng. Nếu tương khắc Ngũ hành quá lớn thì sẽ gây thương tổn rồi sinh ra những biến hoá bất thường. Trong tương khắc Ngũ hành, bất kỳ một hành nào cũng đều có quan hệ “khắc tôi” và “tôi khắc”, cũng chính là quan hệ “thắng” và “bất thắng”. Lấy ví dụ hành Mộc: “khắc tôi” là Kim, “tôi khắc” là Thổ, vậy thì, Thổ chính là hành mà Mộc “thắng”. Kim chính là hành mà Mộc “bất thắng”, còn lại suy ra tương tự. Trong tương khắc Ngũ hành, cũng giống như tương sinh là không thể tồn tại độc lập. Trong tương khắc cũng cần phải có tương sinh bên trong nó, nếu không thì vạn vật sẽ không thể có sinh khí.

Ngũ hành phản sinh

Tương sinh là quy luật phát triển của vạn vật, nhưng nếu sinh nhiều quá đôi khi lại trở thành tai hại. Điều này cũng tương tự như 1 em bé cần phải ăn uống cho nhiều thì mới mau lớn. Nhưng nếu ăn nhiều quá thì đôi khi có thể sinh bệnh tật hoặc tử vong. Đó là nguyên do có sự phản sinh trong Ngũ hành.

Nguyên lý của Ngũ hành phản sinh là:

  • Kim cần có Thổ sinh, nhưng Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp.
  • Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ thành than.
  • Hỏa cần có Mộc sinh, nhưng Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt.
  • Mộc cần có Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt.
  • Thủy cần có Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.
Ngũ hành phản khắc: Khác với quy luật phản sinh, Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực của nó qúa lớn, khiến cho hành khắc nó đã không thể khắc được mà lại còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc.

Nguyên lý của Ngũ hành phản khắc là:

  • Kim khắc được Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim bị gãy.
  • Mộc khắc được Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị gầy yếu.
  • Thổ khắc được Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi dạt.
  • Thủy khắc được Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy phải cạn.
  • Hỏa khắc được Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa sẽ tắt.
 Chính vì vậy trong sự tương tác giữa Ngũ hành với nhau không chỉ đơn thuần là tương sinh hay tương khắc, mà còn có những trường hợp phản sinh, phản khắc sẽ xảy ra nữa. Biết rõ được các mỗi quan hệ đó sẽ biết được sự tinh tế trong mối quan hệ của vạn vật, của trời đất, và con người.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Giải Nghĩa Phong Thuỷ âm dương ngũ hành âm dương ngũ hành bát quái bảng ngũ hành bảng ngũ hành tương sinh


con Tìm may mắn cho những người tuổi Canh sinh con gà i bọ cạp song ngư trá cà tay hình dáng móng tay Hội Làng Tó mất hoang ốc quẠphòng sách Ä ÃŠM người tuổi tý phật dạy Lời răn về phong thủy của Khổng Tử Nét tướng xấu các vận thế tình cảm trong tháng 7 của 12 con giáp phát lưỡi là xà 12 chòm sao trong tiết Đại Tuyết ma kết bảng tam nguyên cửu vận amber đồ Sao Thiên Qúy phong ngu giÒ cây nên ngày tết trúc am phản Sao THIÊN lương Hổ nhã xem tướng nốt ruồi trên cơ thể THIÊN tướng ngón tay Hậu cách hóa giải sao ngũ hoàng năm 2014 lộc Máy phải tránh phản quang sát cho nhà ở Thai nguyên và thai tức Nhất diệp tri thu phận Thi bảo bình có hợp cự giải tết trung thu hoa giai kiêng chuyển nhà Cách bù đắp ngũ hành trong bát tự tuoi than chinh bố trí tủ lạnh theo phong thủy