Chúng tôi chỉ nêu lên những việc làm đối những trường hợp người già yếu, mất tại nhà, theo phong tục cổ truyền. Trường hợp mất tại bệnh viện hoặc mất dọc đường, quán trọ, chết vì tai nạn, gươm súng, xe cộ, rắn độc, thuỷ hoả tai, chưa đúng kỳ đáng chết... không đủ điều kiện để thực hiện toàn bộ thao tác và nghi lễ, vậy nên châm chước, tuỳ nghi vận dụng:
Sau khi thân nhân mất, gia đình cần làm những gì ?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

1. Lễ mộc dục : (tắm gội)

Lúc tắm gội cho người vừa chết thường vừa để sẵn một con dao nhỏ, một vuông vải (khăn), một cái lược, một cái thìa, một ít đất ở ông đồ rau, một nối nước ngũ vị hương và một nồi nước nóng khác. lúc tắm, vây màn cho kiến, tang chủ quỳ xuống khóc, người hộ việc cũng quỳ rồi cáo từ rằng; "nay xin tắm gội để sạch bụi trần", xong phục xuống, đứng dậy. Cha thì con trai vào tắm, mẹ thì con gái vào tắm. Lấy vuông vải dấp vào ngũ vị, lau mặt, lau mình cho sạch rồi lấy lược chải tóc lấy sợi vải buộc tóc, lấy khăn khác lau hai tay hai chân, lại lấy dao cắt móng tay móng chân,mặc quần áo cho chỉnh. Móng tay móng chân gói lại trên để trên, dưới để dưới, để vào trong quan tài; dao, lược thìa và nước đem đi chôn; rước thi thể đặt lên giường.

2. Sau lễ mộc dục thời gian chưa nhập quan:

Đắp chăn hoặc chiếu, buông màn, đặt một chiêc ghế con phía trên đầu, trên đó đặt một bát cơm úp, một quả trứng, dựng một đôi đũa trên bát cơm và thắp hương. Có địa phương còn có tục để thêm một con dao trên bụng, (có lẽ để trừ tà ma hay quỷ nhập tràng).

3. Lễ phạn hàm:

Lễ này theo tục xưa, bỏ gạo và tiền vào miệng tránh tà ma ác quỷ đến cướp đoạt, để tiễn vong hồn đi đường xa được siêu thoát. Lễ này ngày nay nhiều nơi đã bỏ, có nơi thay thế bằng may một cái túi, trong túi đựng một ít tiền gạo và một vài đồ lặt vặt mà khi sống, người đó hay dùng đến.

Theo "Thọ mai gia lễ", lễ này được tiến hành như sau:

Lấy ít gạo nếp xát cho sạch, ba đồng tiền mài cho sáng (nhà giàu thì dùng vàng hoặc viên ngọc trai).

Tang chủ vào khóc quỳ, người chấp sự cũng quỳ, cáo từ rằng: " nay xin phạn hàn, phục duy hâm nạp". Người chấp sự lần lượt xướng "Sơ phạn hàm, tái phạn hàm, tam phạn hàm". Tang chủ ba lần, mỗi lần xúc một ít gạo và một đồng tiền tra vào mồm bên phải, rồi đến bên trái, cuối cùng vào giữa. Xong, bóp mồm lại, phủ mặt như cũ.

4. Lễ khâm liệm nhập quan:

Các con vào, con trai bên trái, con gái bên phải. Người chấp sự xướng. Tự lập (đứng gần vào), cử ai (khóc cả lên), quỳ. Chấp sự cũng quỳ mà cáo từ rằng "Nay được giờ lành, xin rước nhập quan". "Cẩn cáo" xong lại xướng: phủ phục (lễ xuống), hưng (dậy), bình thân (đứng thẳng).

Sau đó các con cháu tránh ra hai bên, người giúp việc quay và đều cầm tạ quan nâng lên để đưa người vào cho êm ái, đặt cho chính giữa quan tài, nếu có hở chỗ nào cần lấy áo cũ của người vừa mất bổ khuyết cho đầy đủ, rồi gấp dưới lên đầu trước, bên trái gấp trước, bên phải gấp sau, trên đầu gấp sau cùng, sơn nẹp đóng lại. Chú ý: Những quần áo của người đang sống, hoặc quần áo mà người đang sống có mặc chung thì kiêng không được bỏ vào áo quan.

Đồ khâm niệm: nhà giàu dùng vóc nhiễu, tơ, lụa; nhà thường dùng vải trắng may làm đại liệm (1 mảnh dọc, 5 mảnh ngang) hoặc tiểu liệm (1 mảnh dọc 3 mảnh ngang). Ngày trước, quy định đại liệm hay tiểu liệm vì khổ vải nhỏ. Ngày nay, dùng vải khổ rộng, miễn kín chân, tay, đầu, gót là được.
"Tục ta nhiều người tin theo thầy phù thuỷ, trong quan tài thường có mảnh ván đục sao Bắc Đẩu thất tinh. Trước khi nhập quan thường chọn giờ, tránh tuổi rồi dùng bùa nọ bùa kia dán ở trong, ngoài quan tài. Có người cho là chết phải giờ sấu thì bỏ cỗ bài tổ tôm hoặc quyển lịch hoặc tàu lá gồi để trấn át ma quỷ" (Trích "Việt Nam phong tục"- Phan Kế Bính - tr.31)
Mọi việc xong thì sơn gắn quan tài cho kỹ càng, đặt chính giữa gian giữa, hoặc nhà còn người tôn hơn thì đặt sang gian cạnh.

5. Lễ thiết linh: (Sau khi nhập quan)

Là lễ thiết lập linh vị, đặt bàn thờ tang.
Khi chưa chôn cất thì lấy lễ thờ người sống mà lễ, nên mỗi lần lạy chỉ lạy hai lạy, trong linh vị và khăn vấn dùng chữ "Cố phụ", "Cố mẫu" thay cho "Hiền thảo", "Hiền tỷ".

6. Lễ thành phục:

Tức là con cháu mặc đồ tang để cúng tế và đáp lễ khi khách đến viếng. Trước khi thành phục, nếu có khách đến thì người chủ tang chưa ra tiếp mà người hộ tang thay mặt tiếp khách và thông cảm với khách.

Sau lễ thành phục mới chính thức phát tang. Sau đó thân bằng cố hữu, làng xã mới đến phúng viếng.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


dau thai sao thiên phúc tháng Giêng nhà phong thủy hàng đầu việt nam loại tranh không nên treo trong phòng ngủ Chòm sao khó hiểu tiết Đại Thử mơ thấy sếp xem tuổi phát tài trên tướng mặt Người tuổi Dậu mệnh Mộc mang gi Hoa trà mơ thấy mình uống rượu phúc tinh Sao Lưu hà người không tốt tet niềm tin tâm linh lễ chùa đầu xuân Bói bài Tarot về tình yêu trong tương lai tu vi Xem tuổi kết hôn theo ngày tháng năm Phá quân cách nghề nghiệp xem ngay bánh Xe van tay xem boi lễ tạ tuoi sinh con sà Sao Bệnh cúng ông táo bao cách tính tuổi và mạng luận giải vận số của người tuổi Tìm may mắn cho người tuổi Giáp Tý xem boi chi tay ngủ hướng Âm phần tăng tài lộc cho gia đình phụ nữ tuổi Thìn cách hóa giải nhà hướng ngũ quỷ vận mệnh người tuổi Quý Hợi mũi vượng phu ích tử điều kiêng kỵ khi đặt bàn thờ mơ thấy bị rụng hết răng mơ thấy bể nước đầy xem tử vi 2018 rằm trung thu thuận lợi tuổi Dần tướng số mũi số làm sếp người đàn ông thành đạt cần Tuổi Bính Dần cách hóa giải tam sát sinh mổ cung Ngọ Trong lãnh đạo thế giới