Quẻ Quan Âm thứ 60 là tích về đại chiến Xích Bích, ý quẻ nói rằng đây là tượng ôm củi đi cứu hỏa, bởi vậy nên giữ nguyên hiện trạng dù có nhiều lựa chọn tốt
Quẻ Quan Âm: Xích Bích Ao Binh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đây là quẻ Quan Âm thứ 60 được xây dựng trên điển cố: Xích Bích ao binh – hay Đại chiến Xích Bích.

Quẻ hạ thuộc cung Dần. Ý quẻ nói cho dù có nhiều lựa chọn tốt đi chăng nữa thì cũng không bằng hãy giữ nguyên tình hình như hiện tại, nếu không, khi có biến đổi, e rằng mọi chuyện không tốt lại ập đến. Điều này chẳng khác như việc ôm củi đi cứu hỏa vậy.

Thử quái bão tân cứu hỏa chi tượng. Phàm sự diệc tự cẩn phòng dã.

Điển cố quẻ Quan Âm: Xích Bích ao binh

Thời kỳ Tam Quốc mới phân chia, vào năm Kiến An thứ 13 đời vua Hán Hiến Đế, Tôn Quyền và Lưu Bị liên quân đánh bại quân Tào ở dải Xích Bích trên sông Trường Giang, từ đó mà định ra được cục diện chân vạc của ba nước, lịch sử gọi đây là đại chiến Xích Bích.

Sau khi Tào Tháo đã cơ bản thống nhất được phương bắc, vào tháng bảy năm Kiến An thứ 13 (năm 208), dẫn hơn mười vạn quân, tiến về Kinh Châu ở phía nam, muốn thống nhất nam bắc. Lúc này Tôn Quyền đã thống lĩnh quân đội từ Giang Đông đánh thắng Hạ Khẩu (nay là thành phố Vũ Hán), mở được cánh cửa đi vào Kinh Châu ở phía tây, đang chờ thời cơ thôn tính hai châu Kinh và Ích, rồi tiếp tục phát triển về hướng bắc.

Lưu Bị lúc này đang dựa dẫm vào Lưu Biểu là quan Mục ở Kinh Châu, nhờ những mưu tính của Gia Cát Lượng, đã định ra sách lược chiếm lĩnh Kinh Châu và Ích Châu, liên hợp với Tôn Quyền, tiến đến chiếm Trung Nguyên.

Quân Tào có những nhược điểm như quân đội mệt mỏi phải đi xa, khí hậu không thích hợp, không giỏi thủy chiến, đã làm chắc chắn thêm quyết tâm chống Tào của Tôn Quyền.

Tôn Quyền phong Chu Du làm Đại đô đốc, Trình Tấn làm Phó đô đốc, Lỗ Tiêu làm Tán quân hiệu úy, dẫn ba vạn thủy binh tinh nhuệ, hợp quân với Lưu Bị, tổng cộng khoảng năm vạn quân, ngược sông đi lên, đến đóng quân ở Hạ Khẩu.

Sau khi Tào Tháo tấn công chiếm được Giang Lăng, cho đại tướng Văn Sính của Lưu Biểu làm Thái thú Giang Hạ, nhưng vẫn thống lĩnh thủy binh của mình, trấn thủ ở Hán Châu. Quan Mục ở Ích Châu là Lưu Chương cũng điều binh gia nhập quân của Tào Tháo, bắt đầu cống nạp cho triều đình. Tào Tháo lại càng kiêu ngạo khinh địch, không nghe lời khuyên tạm hoãn việc xuống phía đông của Giả Hủ, lại gửi thư đe dọa Tôn Quyền, lớn tiếng muốn quyết chiến ở đất Ngô. Mùa đông năm Kiến An thứ 13, Tào Tháo đích thân thống lĩnh quân đội, quân thủy quân bộ cùng tiến.

Liên quân Tôn – Lưu ngược sông đón đánh quân Tào, gặp nhau ở Xích Bích. Quân bộ quân thủy của Tào đối diện với sông lớn đã mất hết uy thế, quân thủy mới được tổ chức lại cùng với quân của Kinh Châu mới sáp nhập vào, sức chiến đấu kém, lại thêm bệnh dịch hoành hành, dẫn đến vừa đánh đã thua, vội vàng lui về bờ phía bắc, đóng quân ở Ô Lâm, đối diện với liên quân qua con sông.

Để giảm bớt việc thuyền bè bị sóng gió làm chao đảo, có lợi cho quân phương bắc vốn không quen sông nước, Tào Tháo hạ lệnh xích liền các chiến thuyền với nhau, chờ cơ hội tấn công quân địch. Chu Du thấy quân địch đông mà quân mình ít, nếu để lâu sẽ bất lợi, nên quyết tâm tìm cơ hội tốc chiến. Bộ tướng là Hoàng Cái nhằm vào nhược điểm của quân Tào là chiến thuyền liên hoàn, kiến nghị sử dụng hỏa công và được chấp nhận.

Nhưng suốt mấy ngày liền, trên sông đều nổi gió tây bắc, dùng hỏa công không chỉ không thiêu cháy được quân Tào ở bờ phía bắc, mà ngược lại sẽ tự thiêu mình. Chu Du vì thế mà buôn rầu không vui, đến nỗi mắc bệnh nằm liệt giường. Gia Cát Lượng biết được, liền đưa ra phương thuốc cho Chu Du: “Muốn phá quân Tào, phải dùng hỏa công; chuẩn bị đã đủ, chỉ thiếu gió đông”. Chu Du bèn hỏi Gia Cát Lượng có biện pháp gì không. Gia Cát Lượng nói rằng, mình có thể mượn gió đông đến. Ông nhờ Chu Du đắp cho một đàn Thất tinh cao chín thước, rồi bước lên đàn làm phép.

Mấy ngày sau, quả nhiên có gió đông nam nổi lên.

Hoàng Cái thi hành “khổ nhục kế”, gửi thư cho Tào Tháo giả đầu hàng, sau đó mang theo mấy chục chiến thuyền xuất phát, những thuyền phía trước chứa đầy củi cỏ khô đã được tẩm dầu, dùng vải che lại, cắm cờ hiệu để ước định với Tào Tháo; lại buộc thêm con thuyền nhỏ và nhẹ ở phía sau thuyền, thuận theo gió đông nam lái thuyền về phía Ô Lâm. Quân Tào trang bị lỏng lẻo tranh nhau ra nhìn. Khi đến gần bờ, Hoàng Cái hạ lệnh châm lửa đốt củi cỏ khô, rồi chuyển xuống thuyền nhỏ lui quân. Con thuyền rừng rực lửa theo gió lao vào đoàn thuyền của quân Tào, đoàn thuyền của quân Tào phút chốc đã trở thành một biển lửa, nhanh chóng lan đến doanh trại đóng ở ven bờ. Liên quân Tôn Lưu thừa thế tấn công, quân Tào thương vong vô số. Tào Tháo biết rằng không còn cứu vãn được cục diện thất bại, liền hạ lệnh thiêu hủy những chiến thuyền còn lại, dẫn quân thoái lui, đi đường tắt đến Giang Lăng, chạy qua đạo Hoa Dung trốn thoát.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


phong thủy hoa hướng dương Bi lễ Thất Tịch phù trấn trạch điềm Nhân Mã và Bạch Dương xem tử vi Xem bói tính cách phụ nữ thông Xem tượng 5 con giáp luôn được giai mong 10 loại cây lâm con kỳ lân trong phong thủy cá cảnh màu trắng cung thiên bình nữ và nhân mã nam tu vi Cách bố trí phòng làm việc của Kỵ giường ngủ đối diện cửa phòng 12 chòm sao kiên trì với tình cảm tới tang đố mộc hợp với mạng nào các tính cách của con người bằng tiếng 5 con giáp luôn được đại hải thủy hợp với tuổi nào đặt Xem Tử Vi tướng mặt người ki bo 12 chòm sao lựa chọn tình yêu hay ước giấc mơ liên quan đến lông mày obama con giáp tình hình tài chính ổn định cách tính ngày trùng tang cung mạng đàn ông lăng nhăng có nên lấy tử vi tháng 4 của người tuổi Dần Sao that sat xem tử vi Cách chọn góc thờ cúng trong huyen đám 18 tầng địa ngục tu vi Tình yêu tính cách người sinh tháng Mơ em bé xem tu đeo nhẫn phong thủy sai cách Thuốc xem giờ sinh biết tính cách chọn đất làm nhà hóa giải đường đâm thẳng vào nhà đàn ông phải làm việc lớn Nhàn giải mã giấc mơ thấy máu và người hình xăm quan công có ý nghĩa gì