Tục khai bút đầu năm từ lâu đã được coi là nét đẹp văn hóa thể hiện truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.
Nét đẹp văn hóa khai bút đầu xuân

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Tục khai bút đầu Xuân từ lâu đã được coi là nét đẹp văn hóa thể hiện truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam. Đầu năm mọi người cùng nhau khai bút với ước muốn về một mùa Xuân mới may mắn, thi cử đỗ đạt, học hành tấn tới và sự nghiệp được hanh thông như diều gặp gió.


Theo các tài liệu lịch sử, tục khai bút và xin chữ đầu xuân xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIII, gắn liền với hình ảnh người thầy giáo Chu Văn An về Chí Linh (Hải Dương) mở lớp dạy học. Vào những dịp Tết, học trò đến thăm thầy, khi về thường được thầy tự tay viết tặng người đó một chữ ứng với ý nhắn gửi lẽ sống cho người đó. Ai được tặng đều coi những chữ đó như báu vật, mang về treo ở nơi trang trọng nhất để chiêm nghiệm. Về sau, tục khai bút còn thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, sự thành kính của người học tưởng nhớ đến thầy và tiếp thu, trân trọng những lời dạy.

Net dep van hoa khai but dau xuan hinh anh
Ảnh minh họa
 
Tục “Khai bút đầu xuân” không phải là một nghi lễ bắt buộc trong ngày Tết. Nhưng từ lâu, nó đã được duy trì như một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Trước đây thường chỉ có những ông đồ, thầy đồ, học sĩ…mới thực hiện nghi thức khai bút. Sau lễ cúng giao thừa, họ sẽ đốt lư trầm bên bàn viết và cầm cây bút thảo những câu đối hay, những chữ có ý nghĩa lên giấy đỏ hoặc giấy hoa tiên.

Ngày nay, tục “Khai bút đầu xuân” đã có nhiều thay đổi. Nó không còn phổ biến mà mang đậm ý nghĩa như xưa nữa. Tuy nhiên, với nhiều gia đình, đặc biệt là các học sinh, giới văn sĩ, thi sĩ, người làm nghề viết lách… phong tục này vẫn rất được coi trọng. Bởi ngoài những giá trị chân thiện mỹ, việc “Khai bút đầu xuân” còn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nó không chỉ tượng trưng cho sự khởi đầu một sự nghiệp, sự học mà còn gửi gắm rất nhiều tâm tư, nguyện vọng về một năm mới suôn sẻ, hạnh phúc và thành công.

Theo quan niệm dân gian, những chữ “Khai bút đầu xuân” phải do mình tự nghĩ ra, chứ không nên sao chép của người khác. Đó có thể là dòng chữ ghi họ tên, tuổi, quê quán của người cầm bút hoặc một vài câu thơ được sáng tác ngẫu hứng. Đôi khi, nó cũng chỉ đơn giản là những xúc cảm hay những mong ước tốt đẹp về gia đình, bạn bè, công việc, học hành, thi cử…

Do có ý nghĩa đề cao sự học nên phong tục “Khai bút đầu xuân” vẫn được duy trì thường xuyên ở nhiều gia đình Việt Nam. Nó không những thể hiện sự trân trọng đối với các giá trị văn hóa truyền thống mà còn có tác dụng dăn dạy con cháu về đức tính hiếu học và tôn sư trọng đạo của dân tộc. Thời gian thực hiện nghi thức “khai bút” thường diễn ra sau lễ giao thừa. Tuy nhiên, nhiều người cẩn thận, họ còn đi xem trước ngày giờ tốt để “khai bút” với hy vọng đón nhiều tài lộc trong năm mới. 

Tổng hợp

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

khai bút đầu xuân xin chữ đầu năm


Sao Hóa Lộc ở cung mệnh Hội Làng Han tướng số con người mơ thấy giày dép lich la so tu vi xem huong lấy chồng So Đặt tên hay Tật Tháşż Sao Thái Dương Ba tinh bảng nạp âm lục thập hoa giáp Bùa hình xăm hợp mệnh kim máy mắt ngày Tết Đoan Ngọ nằm mơ cãi nhau với bạn quả người mệnh Khôn hợp màu gì dáng ngủ quả cầu phong thuỷ xem tử vi Tư vấn phong thủy về cách tan nhan Sao Hữu bật Tuoi mao cho bé ăn dặm bột gì can biet bẠCHI TAY nghe nghiep mơ thấy trả nợ sao long đức mối tuong so sư tử Sao Phi liêm giết mang lại may mắn Đá được sử dụng trong phong thủy nhan duyen ram thang 7 xem not ruoi ảnh bàn thờ đẹp Sao that sat tu vi Top 4 con giáp ngốc nghếch nhất khi những chàng trai có tướng mạo không huong nha 12 cung hoàng đạo facebook mơ thấy nội tạng tính mạng đốt vàng mã mơ thấy lũ lụt đánh con gì Đoàn phong thuỷ thang 5 hÃo