Biết Đường Lâm là đất đế vương, có nhiều long mạch, Cao Biền đã dùng pháp thuật trấn yểm nhưng thất bại vì vương khí vượng, linh thần mạnh.
Đường Lâm - mảnh đất đế vương

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Duong Lam - manh dat de vuong hinh anh
 
Đường Lâm nức tiếng “đất hai Vua”, là nơi sinh ra hai vị anh hùng dân tộc: Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (761 – 802), người có sức khoẻ phi thường, vật được hổ dữ, có công đánh đuổi quân Đường; và Ngô Quyền (898 – 944), người chỉ huy trận chiến thắng lẫy lừng trên sông Bạch Đằng, đánh tan quân xâm lược Nam Hán, giành độc lập cho đất nước sau nghìn năm Bắc thuộc.
 
Làng Đường Lâm cổ (nay là xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội) có tên nôm là Kẻ Mía. Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng nhận xét: Đường Lâm là một địa danh có vị thế đắc địa theo thế “Tọa sơn vọng thủy” tức lưng tựa vào núi Tản (núi Ba Vì) – Núi Tổ của Việt Nam, mặt ngoảnh ra sông Hồng – sông Cái, sông Mẹ. Đây cũng là một “tứ giác nước” được bao bọc bởi sông Đà, sông Tích, sông Đáy và sông Hồng.
 
Về phong thủy, cuốn “Cao Biền tấu thư địa lý kiểu tự” viết: Sơn Tây có 36 huyệt chính và 85 huyệt bàng. Riêng đất Đường Lâm có huyệt đế vương.
 
Xã Đường Lâm hiện gồm chín làng: Mông Phụ, Cam Lâm, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Đông Sàng, Hà Tân, Hưng Thịnh, Phụ Khang và Văn Miếu. Trong đó, trọng tâm của làng cổ Đường Lâm được định vị là làng Mông Phụ. Nhìn một cách tổng thể, làng Mông Phụ nằm trên thế đất hình con rồng: Đầu rồng là nơi tọa lạc của đình Mông Phụ, hai mắt là hai giếng cạnh đình, râu rồng toả ra các ngõ xóm, đuôi vắt về xóm Sải. 
 
Tương truyền, hai giếng ở hai bên đình Mông Phụ là hai mắt của con rồng chột vì một giếng nước trong vắt còn giếng kia nước bị đục. Con rồng chột này lại tạo nên vị thế đắc địa cho đình Mông Phụ.
 
Nằm giữa ngã ba trung tâm của làng nhưng người đi ngược, về xuôi không ai quay lưng vào đình cả. Sân đình thấp so với mặt bằng xung quanh. Khi trời mưa nước chảy vào sân, theo hai cống tạo thành hình tượng hai râu rồng. 
 
Tản Viên Sơn thánh được thờ làm thành hoàng các làng bởi công lao bảo vệ vùng đất này chống lại cuộc chiến của Thủy Tinh và là linh thần mạnh, khiến Cao Biền không thể trấn yểm núi Ba Vì và các vùng đất phụ cận.
 
Truyền thuyết cho rằng, Cao Biền đã dùng pháp thuật đào 100 cái giếng xung quanh chân núi Ba Vì trong đó có Đường Lâm để triệt long mạch nước ta nhưng y cứ đào gần xong giếng nào thì giếng đó lại bị sập, nên đành phải bỏ cuộc. Cao Biền bị giết năm 887. Đường Lâm không thể trấn yểm, vài chục năm sau đã sinh ra Ngô Quyền, một trong 14 vị anh hùng dân tộc.      
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Đường Lâm đất đế vương


góc Äრgia Sao kình dương xem boi tay kết quả bầu cử tổng thống Mỹ vai bat đặc tính sao tam thai Ngọ đỡ đẻ tu vi Con giáp nào đại phát trước hoa cúc dơi đàn ông trán cao vÃƒÆ giuong ngu ChÒ chòm sao ngốc nghếch nói Hóa khoa Hội Đình An Phú xe ô tô xung thái phong thủy cho phòng tắm nét tướng của người phúc đức mơ thấy lửa kiếm phong kim phong thủy phòng ngủ xem tu lich âm tu vi Phương pháp gieo quẻ dịch truyền vô chính diệu soi nhân trung tá linh các ngày tốt xấu trong tháng yên ổn bói cung bạch dương 2014 nhạc phim quan âm bán cá vu lan Thuy thân tu vi Bạn có kiên trì theo đuổi tình yêu đoán tính việt nham xem bói tướng tay than cu phu the bạn bình tài lộc Từ chuyên rắm tháng giêng phòng thủy âm trạch o Que hộp van menh nguoi tuoi ky suu Phong