Đầu tiên, bạn phải thắp hương và làm lễ tại ban thờ Đức Ông, sau đó đặt lễ lên hương án của chính điện và tiếp theo mới đi thắp hương cho các ban thờ khác.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đi chùa là một nét văn hóa tâm linh đẹp trong đời sống người Việt. Tuy nhiên, chốn linh thiêng này có những phép tắc, trình tự mà không phải ai cũng biết.

Nguyên tắc ra, vào chùa

Khi bước vào nhà chính của đền, chùa, bạn không được đi vào từ cửa giữa. Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. Sau đó du khách có thể gặp sư trụ trì, sở dĩ là vì chùa do sư trụ trì cai quản, có sư, tăng - ni, chùa mới được giữ gìn và Đạo Phật mới được truyền lưu nên khi vào chùa phải theo lệ.

Một lưu ý nhỏ là, người đi chùa không được dẫm lên bậu cửa.

 Đi chùa, hành lễ như thế nào cho đúng? - 1

Nếu đi chùa hành lễ, bạn nên chọn trang phục kín đáo, nhã nhặn. Ảnh minh họa.

Thứ tự hành lễ

1. Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ tại ban thờ Đức Ông trước.

2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông (Đức Chúa) xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư phật, bồ tát.

3. Sau khi đặt lễ ở chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ tổ (nhà hậu).

5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

Trang phục

Người đi lễ chùa nên chọn trang phục nhã nhặn, sạch sẽ, kín đáo, lịch sự, không mặc váy ngắn, quần cộc, áo xuyên thấu, khêu gợi...Bởi theo ngôn ngữ Phật giáo, ăn mặc gợi cảm quá mức vừa phạm giới uế tạp Phật đường, vừa phạm giới bất kính, dù người đó có mất công thờ cúng cũng không có ích gì. Ngoài ra, bạn cũng nên mặc trang phục gọn gàng, tiện lợi, tránh rườm rà, gây vướng víu.

Một lưu ý nhỏ khác là, nhiều đền chùa có quy định phải tháo bỏ giày dép trước khi vào sắp lễ nên bạn hãy chọn những đôi giày đơn giản, dễ tháo, dễ đi.

Những điều không nên

- Không được tùy ý làm ồn hoặc nói những lời bất kính đối với Phật, Thánh, cũng không được có thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật.

- Khi bước đi không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy.

- Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương. Tùy vào từng môn phái, có thể đứng/quỳ khi làm lễ nhưng cần phải lên trước.

Về đồ lễ

- Không cúng dường đồ mặn ở chùa cũng như đình, đền. Nhiều người cho rằng chỉ ở chùa mới cúng đồ chay, còn Thánh cúng mặn, là không phải.

- Tại chùa, không để tiền thật lẫn tiền âm phủ lên ban thờ hay mâm lễ. Tại đình đền có thể đặt tiền âm phủ nhưng không nên đặt tiền thật.

- Tất cả tiền thật đều nên đặt vào hòm công đức chính. Không nên đi "rải" tiền trên tất cả ban thờ, đặt vào tay tượng. Một lưu ý quan trọng là thay vì đặt tiền vào hòm công đức chính giữa, bạn nên đặt tiền vào hòm công đức nằm lệch bởi hòm công đức đặt chính giữa, ngay trước ban thờ sẽ tạo ra trường khí xấu gây nhiễu loạn tại ban thờ. Đặt tiền vào đây vô tình làm trường khí xấu càng bị xáo động, bất lợi cho mọi người.

- Rượu, bia, thuốc lá không đặt được trên ban thờ Phật nhưng có thể đặt trên ban thờ Thánh.

Không nên lấy lộc để ban thờ tại nhà

Nhiều người có thói quen mang các đồ ở đình chùa về đặt lên ban thờ nhà mình, là không nên. Đồ đã cúng rồi không thể cúng lại; hơn nữa nhiều đồ có chứa trường khí âm, ảnh hưởng xấu đến ban thờ.

- Chỉ cần đặt tiền vào hòm công đức, không cần lấy giấy công đức. Nếu có lấy cũng không nên mang đặt lên ban thờ nhà mình để báo công.

- Không lấy cành lộc mang về đặt lên ban thờ nhà mình. Cành lộc chứa nhiều trường khí âm, bất lợi cho gia tiên, thần linh tại gia.

- Có thể lấy lộc là bánh kẹo, bao diêm, bật lửa nhưng đều không mang về đặt lên ban thờ.

- Bùa, phù chú... đa phần có trường khí âm, không nên mang về nhà, càng không nên đặt lên ban thờ hay nhét vào ví. Đặt bùa chú vào ví, cũng như luôn mang một trường khí âm, hỗn loạn theo người.

Theo Minh Minh (Gia đình & Xã hội)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


ngón áp út bán cây tài lộc cỏ may mắn ngón tay đeo nhẫn và phòng the ngũ hành huyền kim võ lâm 2 Nhìn ra dấu hiệu phát tài trên khuôn kiêng kị trong ngày mùng 1 ngón tay dài u ngũ hành huyền kim người phụ nữ giàu kim kiyosaki ngày tam nương 2014 mơ thấy nhà bị mưa dột ngã năm ngày tốt chuyển nhà mơ thấy cái ly ngón giữa ngày tốt làm nhà 2013 người nổi tiếng tuổi tý cung sư tử ngày tam nương 2013 ngôi chùa linh thiêng muộn chồng ngày giờ tốt xuất hành năm giáp ngọ ngày bạch hổ hoẠngày đại cát để dâng hương bái Phật người phụ nữ có nhiều con nhất tu ky ngày bạch hổ hắc đạo là gì cách lấy cửu tinh liên hoàn Sao Bát Tọa ở cung mệnh đổi đàn ông đẹp trai bị trục xuất các yếu tố phong thủy ngày Thích Ca nhập cõi Niết Bàn bộ ngực của phụ nữ nể vợ GiÃƒÆ ngày của Bố tài vận vượng thịnh ý nghĩa sao tham lang tu vi Xem bói bạn coi trọng tiền hay bạn ngày tốt về nhà mới năm 2012 rắm tháng giêng ngũ cung trong âm nhạc là gì ngày tốt xây dựng nhà pháp ngày tốt trong tháng người có đôi tai nhỏ ngày sinh mỹ nhân người chồng hoàn hảo