Đền thờ Trình Quốc Công còn gọi là đền Trung Am nơi đây thờ danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đền Thờ Trình Quốc Công cũng là nơi tái hiện nhiều di tích lịch sử
Đền Thờ Trình Quốc Công - Hải Phòng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đền Thờ Trình Quốc Công nằm ở thôn Trung Am xã Lý Học huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Hàng năm nơi đây tổ chức lễ hội vào ngày 23 tháng 12 (âm lịch) thu hút hàng ngàn du khách từ khắp mọi miền tổ quốc.

Đền Thờ Trình Quốc Công còn gọi là đền Trung Am ở thôn Trung Am xã Lý Học huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng. Nơi đây thờ danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), người làng này.

Sử sách ghi chép thì sau khi ông mất, vua Mạc cử Phụ Chính đại thần ứng vương Mạc Đôn Nhượng về quê Trung Am tế, vua còn sai lập đền thờ và tự tay viết biểu ngạch Mạc triều Trạng nguyên Tể tướng từ, cấp cho dân 500 mẫu ruộng để lấy hoa lợi hàng năm cúng giỗ. Năm Vĩnh Hựu đời Lê (1735-1740) đền được dựng lại trên nền nhà giảng học của ông.

Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm 9 hạng mục: tháp bút Kình Thiên; đền thờ dựng sau khi cụ mất (1585) với ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, phía trước có hai hồ nước tượng trưng cho trời và đất, bức hoành phi trong đền ghi 4 chữ “An Nam Lý Học”; nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm; phần mộ cụ thân sinh ở phía sau đền; tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng đá cao 5,7m, nặng 8,5 tấn; hồ bán nguyệt rộng khoảng 1.000m²; chùa Song Mai; Nhà Tổ có tượng thờ bà Minh Nguyệt, vợ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Quán Trung Tân, nơi lưu giữ quan niệm mới về chữ “Trung” hướng lòng theo “chí trung chí thiện”.

Ngoài tài chính trị, ngoại giao, quân sự, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn đóng góp lớn lao cho sự nghiệp đào tạo nhân tài; Là một tác giả lớn của thế kỷ XVI với hàng ngàn bài thơ chữ Hán, chữ nôm; Là nhà tư tưởng, nhà triết học lừng danh.

Đền Thờ Trình Quốc Công
Đền Thờ Trình Quốc Công

Trước tác đồ sộ của Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện chỉ còn độ 600 bài thơ chữ Hán và gần 200 bài thơ chữ Nôm được sưu tập trong các bộ Bạch Vân thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập. Ngoài ra còn một số Sấm ký tương truyền do ông làm ra, nhưng đều do người đời sau sưu tập nên tình trạng văn bản rất phức tạp.

Hàng năm cứ đến ngày 23/12, người dân trong vùng và các nơi lại kéo về đền thờ tế lễ, dâng hương tưởng niệm ngày mất của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bên cạnh phần lễ, phần hội với nhiều trò chơi dân gian đánh vật, kéo co, chọi gà, cờ người… đã mang đến một không khí lễ hội dân gian độc đáo, để lại những ấn tượng tốt đẹp cho du khách trong và ngoài nước.

Ngoài đền Trung Am (Đền Thờ Trình Quốc Công) thì ở Thanh Am, Gia Lâm, Hà Nội cũng có đình Thanh Am thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cả hai đền thờ này đều được Nhà nước công nhận là di tích văn hoá quốc gia.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


các lễ hội ngày 5 tháng 6 âm lịch xem tử vi trọn đời phong thủy cửa ra vào sao Hồng Loan địa giải xem tử vi Điều gì dễ khiến tình yêu quà bán Ý nghĩa sao Phúc Đức Tư không ban công hướng tây bắc v sao tấu thư trong lá số tử vi cây hợp mệnh kim mơ bị bắt cóc vinh Phà sao Tam Thai tại mệnh thăng SAO LƯU HÀ TRONG TỬ VI tử vi hàng ngày cờ tướng trẻ em suy nghĩ Mục Tuổi Dậu hợp làm ăn với tuổi nào Quan Thế Âm Bồ Tát phạm lỗi phong thủy nhà vệ sinh Ý nghĩa sao suy mơ thấy bánh keọ Đeo đá phong thuỷ mơ thấy hạt cung mùi dòng suối mơ Phong thủy cho nhà chung cư sao văn xương đắc địa tinh yeu hon nhan tu vi Điểm danh top 4 con giáp may mắn cả con giáp khó thành công trước tuổi 30 ô Ý nghĩa sao Bát Tọa Kình Treo sao dia khong mà Kình Dương sao tướng dặt tên cho con Tuoi than Sao Quan Phủ Sao Đường Phù Chọn hướng mở cổng theo vận mệnh và