Đền thờ Nam Hải Thần Vương tọa lạc trên đảo Hòn Dấu, quần Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Việc chiêm bái Đền thờ Nam Thần Hải Vương làm mãn nhãn du khách
Đền thờ Nam Thần Hải Vương - Hải Phòng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Nếu du khách đã đến Hòn Dấu – Đồ Sơn, việc đầu tiên lên đảo có lẽ việc chiêm bái Đền thờ Nam Thần Hải Vương. Ngôi đền này được chạm khắc cầu kỳ, thờ Nam Hải Thần Vương. Còn gì thú vị hơn khi được tận mục sở thị một huyền tích lâu đời tại đây. Hàng năm từ ngày mùng 8 đến ngày mùng 10 tháng 2 âm lịch nơi đây sẽ tổ chức lễ hội, thu hút du khách trong và ngoài thành phố.

Địa Điểm: Đền thờ Nam Hải Thần Vương tọa lạc trên đảo Hòn Dấu, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng

Nằm cách bến Nghiêng chưa đầy 1km đường biển và mất chưa đầy 20 phút đi thuyền máy sẽ đến đảo Hòn Dấu. Khác với sự ồn ào, tấp nập phía bên kia bờ, đảo Dấu vẫn giữ vẻ nguyên sơ, tự nhiên. Người xưa tưởng tượng Đồ Sơn có hình dáng như đầu rồng đang hướng về phía viên ngọc (đảo Dấu) và viên ngọc này đang là tâm điểm để khai thác tiềm năng du lịch của Đồ Sơn.

Theo truyền thuyết, sau trận thủy chiến chống giặc ngoại xâm ngư dân câu đêm gặp một tử thi không đầu dạt vào đảo Dấu. Nhìn y phục biết là tướng nhà Trần tử trận, bà con vớt lên thành kính khói nhang chờ trời sáng mai táng. Nhưng khi mặt trời mọc, chỗ ông nằm mối đã đùn lên thành mộ. Dân chài bèn lập đền để đèn nhang thờ phụng.

Tương truyền, ngôi đền rất linh thiêng, người xưa mỗi lần đi qua đều phải hạ buồm vào đảo thắp hương tế lễ. Trong một dịp kinh lý ra Bắc, thuyền rồng của vua Tự Ðức gặp sóng to, gió lớn, vua lên đền khấn vái, bỗng chốc trời quang mây tạnh. Vua Tự Ðức phong ông làm Nam Hải thần vương.

Đền thờ Nam Thần
Đền thờ Nam Thần Hải Vương dưới những tán cây cổ thụ

Hằng năm, từ mùng 8 đến 10 tháng 2 (âm lịch) là lễ hội đảo Dấu – lễ hội truyền thống của người đi biển vùng duyên hải Bắc Bộ. Ngư dân khắp nơi kéo về đảo Dấu cúng lễ, cầu xin Nam Hải thần vương cho một năm đi biển yên bình, đánh được nhiều tôm cá. Ðền thờ Nam Hải thần vương nằm sát bờ biển, núp dưới những tán đa cổ thụ, nhỏ bé và đơn giản, sự thành kính bao trùm qua khói nhang nghi ngút quanh năm. Trong các ngày lễ hội, ngày mồng 9 là ngày chính hội, với phần lễ đặc trưng là tục rước đèn về đêm và tế lễ, thả thuyền giấy.

Hàng năm, vào dịp lễ hội, cứ vào khoảng 23 giờ đêm, khi buổi tế lễ chuẩn bị bắt đầu là sóng biển quanh đảo Dấu lại cồn lên dữ dội. Người dân nơi đây lý giải, đó là khi thần hiển linh, chứng kiến lòng thành của con người.

Đêm ấy, cả đảo Dấu lung linh trong ánh lửa từ những ngọn đèn và trong ánh lửa, người đồ Sơn muốn gửi gắm ước mơ của mình vào thiên nhiên, vào cõi tâm linh mong cho những chuyến đi biển về khoang thuyền đầy ắp cá, tôm.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Dai người tuổi Thìn Đặt tên quẻ quan âm ngu tuổi ty Thiên bình gò các lễ hội Chọn hướng cổng và bếp theo phong thủy Phong Thủy le Tham Tuổi Tỵ sao long Cúng lư trung hỏa dặt tên kieng ky cung lục sát thai am kiêng kỵ cúng ông Táo lí giải tâm linh Sao Linh tinh giáp thìn mệnh gì Xem tư vi lÃ Æ trong sáng khánh xui xẻo ất sửu thú vị giấc mơ có màu sắc Sao TỬ VI tuổi Sửu ba Xem tuổi cung Cự Giải Cửa Sổ cau chuyen bua ngai Phu tính cách người tuổi Tị Đào Hoa Hội Chùa Tam Sơn tỏi giãƒæ Con số ngũ hành tuoi mui con gái mặt chữ điền ngu hanh