Đền Tân La toạ lạc trên khu đất rộng với những tán cây cổ thụ xum xuê thuộc địa phận thôn Đoàn Thượng, xã Bảo Khê, thị xã Hưng Yên
Đền Tân La - Hưng Yên

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đền Tân La toạ lạc trên khu đất rộng với những tán cây cổ thụ xum xuê thuộc địa phận thôn Đoàn Thượng, xã Bảo Khê, thị xã Hưng Yên. Nơi đây, cây cối rậm rạp, hầu hết có niên đại hàng trăm năm tuổi, giống như một khu rừng nhỏ nằm giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Tương truyền, mùa xuân năm 40 của thế kỷ XX, Hai Bà Trưng chuẩn bị khởi nghĩa ở Mê Linh đã cho sứ giả đem hịch đến với Thục Nương – Vũ Thị Thục đưa quân bảo hộ gia nhập đội quân khởi nghĩa do Hai Bà lãnh đạo. Thục Nương được phong là Đại tướng trưởng lĩnh tiền đạo, lập nhiều chiến công nên được phong Đông Nhung Đại tướng quân.

Dẹp xong giặc Tô Định, Trưng Trắc xưng vương đóng đô ở Mê Linh và phong cho Vũ Thị Thục là Bát Nàn đại tướng quân Trinh Thục công chúa. Khi Mã Viện đưa quân sang xâm lược, Thục Nương lại sát cánh chiến đấu bên cạnh Hai Bà Trưng ở Lẵng Bạc, Cấm Khê. Khi Hai Bà Trưng tự tận, Vũ Thị Thục rút quân về vùng Tân La, tại đây bà đã chiến đấu ngoan cường…

Bát Nàn tướng quân mất ngày 16/3 năm Quý Mão (năm 43). Để ghi nhớ công lao của Bà, nhân dân vùng Tân La đã lập đền thờ. Trải qua thời gian, Đền Tân La đã được trùng tu, tu sửa nhiều lần. Năm 1992 đã được Bộ VHTT công nhận xếp hạng là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.

Đền có kiến trúc kiểu chữ Công gồm các hạng mục: tiền tế, ống muống và hậu cung. Các toà đền có kết cấu kiến trúc giống nhau kiểu vì giá chiêng, kèo, quá giang đơn giản. Nội thất đền Tân La được trang trí bằng hệ thống đại tự, câu đối, tượng pháp sơn son thếp vàng lộng lẫy và linh thiêng.

Xưa kia, lễ hội Đền Tân La thường kéo dài từ đầu tháng đến cuối tháng 3 âm lịch. Trong lễ hội có tổ chức rước nước từ sông Hồng về đền, ngoài ra còn có các trò chơi dân gian như: Cờ tướng, kéo co, chọi gà, biểu diễn văn nghệ… thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Ngày nay, lễ hội được tổ chức đơn giản hơn, thời gian hội diễn ra ngắn hơn, lễ hội được tổ chức vào các ngày 15, 16, 17 tháng 3 âm lịch, nhưng vẫn bảo đảm nội dung và quy trình của lễ hội cổ truyền.

Nằm trong quần thể di tích Phố Hiến, Đền Tân La có một vị trí địa lý quan trọng, là di tích cửa ngõ dẫn vào các điểm di tích trong lòng Phố Hiến. Nơi đây cần được sự quan tâm đầu tư quy hoạch, trùng tu, tôn tạo để nơi đây sớm trở thành điểm tham quan du lịch văn hoá về nguồn của tỉnh Hưng Yên.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Ất Hợi bàn thờ Thìn ô sào thiền sư lông mày sâu róm Cung Hổ Cáp nhóm máu B xem tử vi Tam hợp Tứ hành xung là gì lông mày chổi sể Nhẫn tuong tay không tướng râu đàn ông tướng tai đàn ông lông mày tướng lòng hộp Hội Đền Kỳ Cùng Tả Phủ 50 đàn ông sợ vợ Tính cách người tuổi Dần Trừ Tình yêu của người tuổi Dậu nhóm máu cac nhìn tai đàn ông chọn chồng Cung Bảo Bình nhóm máu B Xem ngày tốt xấu cây nêu đón Trung鎈 con gái tuổi giáp tuất 1994 ngÃ Æ bát tự đàn ông tên hay cho bé tu hành giả nhà đặt tên cho con tuổi Mùi đặt tên cho con tuổi Dê tháng 11 Sự nghiệp của người Hợi thuộc cung tên hay cho bé trai thái độ cung Thiên Bình nhóm máu B người chồng bạc tình bà mẹ Ma Kết Màu sắc Chọn tên hay cho bé trai phương trực Nong ý nghĩa phong thủy của hoa Tình duyên của người tuổi Ngọ nhóm Luận về sao Tử Vi Tình duyên của người tuổi Hợi nhóm thất sát cung thìn Công Ty ngón tay trỏ Tình duyên của người tuổi Mùi nhóm máu