Nhiều cô dâu chú rể bỏ qua các hình thức cưới hỏi xa hoa mà lựa chọn nghi thức truyền thống – tổ chức lễ cưới trên chùa.
Đám cưới trên chùa - ấm áp và ý nghĩa

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Khi bước vào hôn nhân, ai cũng mong muốn mình có được một lễ cưới đáng nhớ. Nhiều cô dâu chú rể bỏ qua các hình thức cưới hỏi xa hoa mà lựa chọn nghi thức truyền thống mang bản sắc Việt và đậm đà màu sắc tâm linh – tổ chức lễ cưới trên chùa.


Dam cuoi tren chua - am ap va y nghia hinh anh
 
Đám cưới trên chùa là một hình thức tổ chức hôn lễ không xa lạ với người Việt, bởi đạo Phật có vai trò và tầm ảnh hưởng rất lớn trong đời sống. Lễ cưới không chỉ đáng nhớ, đầm ấm mà còn tràn đầy ý nghĩa, bởi thấm đẫm những đạo lý nhân sinh của Phật giáo.
 
Trước tiên, gia đình đôi bạn trẻ phải thỉnh ý kiến của sư thầy trụ trì, sau khi nhận được sự đồng ý của thầy thì mới chuẩn bị cho buổi lễ kéo dài khoảng một giờ, đầy đủ lễ nghi, thủ tục.
 
Trước khi tổ chức lễ thành hôn, đôi bạn trẻ sẽ lên chùa từ 3 đến 5 ngày để cùng nhau nghe sư thầy giảng về đạo vợ chồng nhằm tích lũy những kiến thức tốt cho cuộc sống gia đình sắp tới. Ngoài ra, hai người sẽ phải viết thư cho nhau, kể cho nhau nghe lại quá trình tìm hiểu, từ đâu mình bắt đầu có tình cảm với người bạn đời của mình.
 
Những hờn giận, những gì chưa hiểu nhau sẽ được đôi bạn trẻ giãi bày qua bức thư, đồng thời cũng thể hiện những trăn trở, những mong ước của cuộc sống sau này, những điều mong muốn với chồng, với vợ trong tương lai. Hai bức thư này được phong kín đến buổi lễ mới được mở ra, đọc trong lễ thành hôn của hai người.
 
Hôn lễ được tổ chức tại Điện Tam Bảo, không có âm nhạc, không có tiếng cười đùa, chỉ có tiếng kinh cầu đều đều vang lên trong khói hương trầm mặc và sắc y vàng rực rỡ của lễ phẩm nhà Phật. Cô dâu, chú rể cùng gia đình, thân hữu mặc lễ phục tiến vào đứng cạnh nhau theo lối chính giữa Điện Tam Bảo, chia nhau chỗ ngồi theo đúng quy cách “nam tả, nữ hữu”, nhà trai ngồi bên trái, nhà gái ngồi bên phải.
 
Khi lễ cưới ở chùa bắt đầu, cô dâu, chú rể được dẫn đến trước ban Tam Bảo để dâng hương và quỳ hai bên nghe lời các thầy chủ lễ dặn dò về đạo vợ chồng, cách thương yêu những người trong gia đình, những lời dặn dò mong cho cuộc sống lứa đôi của đôi bạn trẻ được hạnh phúc vững bền.
 
Nghi thức hôn lễ tổ chức tại chùa được tiến hành như một buổi lễ cầu an với những tên gọi như: Nghi thức cầu an lễ thành hôn; Nghi thức lễ thành hôn; Nghi thức hộ niệm hôn lễ… Trong nghi thức này, phần “lễ thức” thường được chú trọng hơn phần “nghi lễ” – phần chính của Lễ Hằng Thuận chính là bài pháp ngắn của vị chủ lễ trước khi trao nhẫn cho cô dâu chú rể, khuyên đôi bạn trẻ sống đúng với Chánh pháp và đạo lý ở đời.
 
Sau đó, cô dâu, chú rể quỳ lạy hai bên cha mẹ, quỳ đọc theo năm lời phát nguyện mà cô dâu, chú rể phải thệ nguyện và làm theo nhằm giữ cho cuộc sống gia đình mình yên ấm. Sau mỗi lời phát nguyện, tiếng chuông chùa lại vang lên như chứng giám cho những lời hứa của đôi vợ chồng trẻ.
 
Cùng với đôi vợ chồng trẻ, hai bên gia đình sau khi dặn dò con cái cũng phải hứa trước Tam Bảo và các vị chư Tăng sẽ cùng hai con mình xây dựng hạnh phúc gia đình, có trách nhiệm chỉ bảo cho dâu – rể nên người.
 
Đám cưới tổ chức trên chùa không nặng về hình thức hay phô trương mà thực sự là một nghi thức đánh dấu sự bắt đầu của cuộc sống hôn, là nơi để cô dâu, chú rể và đôi bên gia đình nhận thức sâu sắc về hạnh phúc, hôn nhân và những trọng trách của bản thân. Không rình rang nhưng đó là những phút giây rất quý giá và linh thiêng trong đời người.
► Xem ngày cưới theo Lịch vạn sự chuẩn xác tại Lichngaytot.com

Theo Chùa Phúc Lâm

 
 
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

cưới trên chùa


giải mã giấc mơ thấy quả cam sửu mùi ban thần tài Canh ngo Tình duyên của người tuổi Hợi nhóm Hội Đền Hùng tiết thanh minh SAO LƯU HÀ Lục Sát Tinh Nhà tư tưởng vĩ đại tuổi Mậu Dần SAO THIÊN KHÔNG pha hoa lan trong phong thuy Đạt Chòm sao cố chấp trang năm giáp Tùng Coi ngay cuoi Nguyệt lão nối tơ hồng các nhóm máu những cung hoàng đạo cái quạt tay tuất dự định của 12 chòm sao HÃo Từ chủ mơ thấy chào hỏi dáng ngủ ngũ nhạc đại đế Việt nam cặp đôi nhân mã bảo bình Phá Quân tọa cung Phúc Đức Thiếu phủ tuổi dậu thờ phật nào cách xem nốt ruồi trên mặt phát con hổ phong thủy cung kim ngưu nữ và bảo bình nam lễ hội phương tây địa tạng vương bồ tát Nhật Nguyệt đắc địa Sao Hoa cái tuổi vợ chồng Xem ngày mơ thấy dê nam tuổi thân hợp tuổi nào tu vi Người tuổi gì dễ giàu sang phú ngôi kỷ tỵ hợp màu gì