Chùa Xuân Lan còn có tên gọi khác là : "Linh Quang cổ tự". Chùa nằm trên một gò đất cao nhìn về hướng Nam, nơi đây có nhiều lễ hội vào tháng giêng
Chùa Xuân Lan - Quảng Ninh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Xuân Lan tọa lạc tại thôn Trung, xã Hải Xuân, huyện Hải Ninh, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây được trụ trì bởi Đại Đức Thích Minh Hạnh.

Cũng như nhiều ngôi chùa khác trên khắp Việt Nam, tại Chùa Xuân Lan cũng có nhiều lễ hội diễn ra. Đông đúc và nhộn nhịp hơn cả là vào mùa xuân hàng năm, bắt đầu bằng lễ dựng nêu từ ngày 25 tháng Chạp âm lịch, kết thúc bằng lễ hạ nêu ngày 28 tháng Giêng âm lịch. Những ngày này thu hút đông đảo du khách thập phương đến cũng bái và chơi hội.

Chùa Xuân Lan còn có tên gọi khác là : “Linh Quang cổ tự”. Chùa nằm trên một gò đất cao nhìn về hướng Nam, phía trước Chùa là một hồ nước hình bán nguyệt và một nhánh của dòng sông Ka long chảy uốn khúc trước cửa Chùa và chảy thẳng ra Mũi Ngọc.

Không ai rõ là chùa được xây dựng khi nào. Điều đặc biệt là đến nay chùa còn lưu giữ được một số tượng Phật rất lớn (trong đó có 5 pho tượng thời Lê). Ngoài ra, chùa còn lưu giữ được một số mảng chạm khắc gỗ với những đường nét tinh vi sắc sảo mang phong cách thời Lê.

Tương truyền, chùa được xây dựng trên trán con rồng và mắt rồng là ao trước cửa chùa. Đây là mảnh đất cao ráo, thoáng đãng. Dòng sông Ca Long bắt nguồn từ Trung Quốc chảy thẳng vào cửa chùa rồi ngưng lại uốn khúc ở đó để tụ lại nguồn khí thiêng nơi địa đầu của Tổ quốc. Bởi thế mà từ lâu, ngôi chùa đã đi sâu vào tiềm thức của người dân nơi đây một điều gì đó rất linh thiêng và gắn bó.

Trước kia các bậc thềm trong lối vào chùa được ghép bằng các khối đá xanh, trải qua thời gian và chiến tranh, nên đã bị huỷ hoại phần nào. Hiện tại các bậc thềm này được làm xen kẽ với gạch nung. Tiếp theo là sân chùa được lát bằng một lớp vữa xi măng, xung quanh bó gạch tạo nên một không gian thoáng mát trước cửa chùa.

Chùa Xuân Lan có kiến trúc kiểu chữ đinh, toà tiền đường gồm 5 gian bịt đốc, nối liền với hậu cung 3 gian 2 chái tạo thành. Phía trước hai bên chùa là nhà Tổ và nhà Mẫu. Ngoài ra, chùa còn có nhiều kiến trúc phụ khác như: nhà sắp lễ, bếp, giếng… Hầu hết các công trình được xây dựng bằng một loại gạch xanh hết sức đặc biệt.

Chùa chủ yếu được xây dựng bằng các cấu kiện đá xanh. Các bậc lên chùa bằng đá xanh, các cột, xà ngang bằng đá. Và đặc biệt chùa vẫn còn lưu giữ một pho tượng đá. Chất liệu đá làm nên những cấu kiện này là những phiến đá có kích cỡ lớn, được đem từ núi Tổ Chim – đảo đá lớn nằm ở phía ngoài phường Trà Cổ, giáp biên giới Việt Trung.

Những nét chạm khắc ở các cấu kiện này hết sức tinh xảo, các mộng đá, gỗ được ghép vào nhau rất khít, tạo thế vững chãi, bền chắc cho ngôi chùa.

Ngoài nghệ thuật kiến trúc đá, chùa Xuân Lan còn lưu giữ được những mảng chạm khắc gỗ có giá trị. Đặc biệt là các mảng chạm khắc ở vì kèo, đầu dư, đầu bảy, bức cốn… được các nghệ nhân thời trước chạm trổ kênh bong với những hình long, ly, quy, phượng và các hoa văn khác với những đường nét tinh vi, sắc sảo và mềm mại, mang vẻ đẹp thâm nghiêm cả về tạo hình và tâm linh.

Chùa Xuân Lan là nơi có nền Phật giáo lâu đời, mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Chùa là di tích lịch sử văn hoá có giá trị, là “cột mốc văn hoá đường biên” nơi địa đầu của Tổ quốc.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Tạp diệu tổ tiên đại đế bテδウi tuổi Mùi nên hợp tác làm ăn với tuổi bà chửa huấn luyện viên bóng đá lý do khiến những cô nàng Thiên Bình FA Phủ 5 cung hoàng đạo tu xem tu vi mơ thấy ăn quả chuối lam gò Bói bai tết Đoan Ngọ khai boi rồng tinh cach Giá trị Sao thiên sứ kỷ mùi 1979 24 tiết khí tam hợp khá mua chòm sao nam SAO HÓA KHOA Tìm may mắn cho người tuổi Đinh Sửu hóa giải hình sát thiên khôi lễ tạ năm mới Ngày sát chủ hop phong thuy đón Giang Hội Kì Yên cam xem tướng đuôi mắt dài tuoi tứ hóa Hội Chọi Trâu Đồ Sơn ở Hải Phòng Bồ Nghề sao Tử vi cong viec Điềm may Lịch tử vi dặt tên