Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây - Hà Nội, chùa được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội (có lịch sử 1500 năm)
Chùa Trấn Quốc - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Trấn Quốc (鎭國寺) nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây (quận Tây Hồ) – Hà Nội, chùa được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long – Hà Nội (có lịch sử 1500 năm). Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang.

Chùa được xây dựng từ thời tiền nhà Lý Nam Đế (năm 541-547) tại thôn Yên Hoa, gần bờ sông Hồng với tên gọi “Khai Quốc” (nghĩa là mở nước). Đến đời vua Lê Thái Tông (năm 1434-1442), nhà vua đổi tên chùa là chùa An Quốc. Hàng năm, nước sông Hồng lên to xói mòn làm lở bãi sông. Cho nên, năm 1615 đời vua Lê Kính Tông, dân làng Yên Phụ dời chùa vào gò đất Kim Ngưu (cá vàng). Đến đời vua Lê Hy Tông niên hiệu Chính Hòa (1681-1705), chùa được đổi tên là Trấn Quốc. Bức hoành phi đề chữ “Trấn Quốc Tự” treo tại gian đại bái hiện nay được làm từ thời đó.

Năm 1821, Vua Minh Mạng đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa. Năm 1842, Vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc có từ đời Vua Lê Hy Tông đã được nhân dân quen gọi cho đến ngày nay.

Chùa Trấn Quốc toạ lạc trên một hòn đảo duy nhất của một hồ nước ngọt lớn nhất ở Hà Nội. Vào thời Hai Bà Trưng (40 – 43), khu vực xung quanh Hồ Tây dân cư rất thưa thớt, có các hang động vừa và nhỏ và rừng cây bao phủ, trong rừng còn có cả một số loài thú quý hiếm sinh tồn. Cùng trải qua thời gian hàng nghìn năm tồn tại của ngôi chùa, cảnh quan nơi đây bây giờ được đổi khác hoàn toàn. Bờ hồ có đường lớn bao quanh, những ngôi nhà biệt thự và công trình hiện đại hình thành… Một mặt thể hiện sự hoàn thiện tổng thể kiến trúc của thành phố, nhưng mặt khác vô tình phá vỡ cảnh quan lịch sử và tâm linh trong quan niệm sống của số dân cư bản địa.

Giống hầu hết những ngôi chùa khác ở Việt Nam, kết cấu và nội thất chùa Trấn Quốc có sự sắp xếp trình tự và theo nguyên tắc khắt khe của Phật giáo. Gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công (工).

Tiền đường hướng về phía Tây. Hai bên nhà thiêu hương và thượng điện là hai dãy hành lang. Sau thượng điện là gác chuông. Gác chuông chùa là một ngôi ba gian, mái chồng diêm, nằm trên trục sảnh đường chính.

Bên phải là nhà tổ và bên trái là nhà bia. Trong chùa hiện nay đang lưu giữ 14 tấm bia. Trên bia khắc năm 1815 có bài văn của tiến sĩ Phạm Quý Thích ghi lại việc tu sửa lại chùa sau một thời gian dài đổ nát. Công việc này bắt đầu vào năm 1813 và kết thúc vào năm 1815. Phía sau chùa có một số mộ tháp cổ từ đời Vĩnh Hựu và Cảnh Hưng (thế kỉ 18).

Khuôn viên chùa có Bảo tháp lục độ đài sen được xây dựng năm 1998. Bảo tháp lớn gồm 11 tầng, cao 15m. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Đỉnh tháp có đài sen chín tầng (được gọi là Cửu phẩm liên hoa) cũng bằng đá quý. Bảo tháp này được dựng đối xứng với cây bồ đề lớn do Tổng thống Ấn Độ tặng khi ông đến thăm Hà Nội năm 1959. Thượng toạ Thích Thanh Nhã, Uỷ viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Trấn Quốc, đã giải thích sự đối xứng đó là: “Hoa sen tượng trưng cho Phật tính chân, như tính sinh ở dưới bùn mà không bị ô uế. Bồ đề là trí giác, trí tuệ vô thượng. Tất cả đều hàm ý nghĩa bản thể và hiện tượng của các pháp”.

Tháp mộ chùa
Tháp mộ trong chùa

Ngôi chùa cổ kính này hiện còn lưu giữ khá nhiều hiện vật có giá trị như bộ tượng thờ ở thượng điện. Đây là những pho tượng được tạo tác tỉ mỉ, trau chuốt và mang nét đẹp đặc trưng riêng. Đáng nói nhất là pho tượng Thích Ca nhập Niết bàn được đánh giá là bức tượng Niết bàn đẹp ở Việt Nam.

Trong khuôn viên của chùa có cây bồ đề 50 năm tuổi do Tổng thống Ấn Độ tặng năm 1959 nhân chuyến thăm chính thức của Tổng thống tại Việt Nam.

Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc đó, chùa Trấn Quốc ngày nay không chỉ nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử đến hành lễ mà còn là điểm thu hút khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Xem về hình xung hóa hợp của can chi P2 Ý nghĩa sao Tử phù cơ thể con người bằng tiếng anh cá tháng tư xem tử vi Năm 2016 và Top 3 con giáp lạc kiêng cưới hỏi Phong thủy để người yêu luôn chung Giải mã giâc mơ chử sắm Sao Văn tinh sao phá toái trong lá số tử vi Phủ Tây Hồ Hội Bơi Thượng Cát lich tết Thanh Minh hình xăm cho mệnh mộc bò cạp nhan duyen Nhân khí ở lòng bàn tay Quẻ quán âm chòm sao keo kiệt tướng mặt cung hoàng đạo cây trúc nhật có ý nghĩa gì Hội Quán Thánh lục sát tinh dầm ngang rước kiệu đền hai bà trưng đồ dùng gia đình cũ chòm sao phô trương nhân tướng xem ngay bố mẹ tuổi dậu sinh con tuổi ngọ Can vết bớt đỏ trên mặt Xem tượng nhá mẫu thiết kế phòng khách hiện đại chuyển nhà tuổi Dần hợp với tuổi nào hợp phong thủy màu sắc hợp mệnh 2018 Sao Tướng Quân huong nha sua chua nha NgÒ tháng ma quỷ Giấc mơ về trứng tu vi Bói tình yêu theo ngày sinh tết nguyên tiêu bày mâm ngũ quả ngày tết xem tướng phụ nữ đa tình xem tử vi Những cái tên cấm kỵ cho bé Xem tử vi bài hát về hạnh phúc lứa đôi chỉ tay đường sinh đạo bốc mộ gặp phải rắn số tử vi rà dáng ngủ cách xem tướng giàu nghèo Kết duyên cho người tuổi Tỵ với tuổi ngày không phòng tu vi Hướng đặt bàn thờ thần tài cho