Chùa Nành là một trong bốn ngôi chùa thờ Tứ Pháp vào loại lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam gồm: chùa Dâu, chùa Keo, chùa Đậu và chùa Nành.
Chùa Nành - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Pháp Vân có tên chữ Nôm là Chùa Nành hay dân gian gọi là chùa Cả vì đây là chùa lớn nhất trong cụm các chùa trong làng, thuộc làng Nành, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm , Hà Nội.

Đây là một trong bốn ngôi chùa thờ Tứ Pháp vào loại lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam gồm: chùa Dâu (Bắc Ninh), chùa Keo (Thái Bình), chùa Đậu (Hà Nội) và chùa Nành. Theo lời của những người sống lâu năm ở đây thì chùa Nành cầu phúc, cầu tài, cầu danh cầu lộc, đều thiêng cả. Hầu hết những người đến đây làm lễ đều là khách hành hương quen thuộc.

Chùa dựng theo lối kiến trúc chữ “Công” gồm 100 gian, trước mặt có sân rộng dài, đối diện có thủy đình để diễn rối nước. Chùa nằm ở vị trí được xem là “Rồng cuốn hổ chầu” nổi bật trong tổng thể kiến trúc là tòa thủy đình (Phương đình) được dựng trên hồ nước. Thủy đình có 2 tầng 8 mái, tiếp đến là cổng vũ môn 2 tầng kiểu vòm cuốn xây bằng đá xanh. Tòa tiền đường xây theo kiến trúc độc đáo có gác chuông, gác khánh 2 bên, nằm giữa 2 góc là đôi rồng chầu nguyệt lớn, tạo cho tổng thể kiến trúc thêm uy nghi mà vẫn gần gũi. Trải qua thời gian một số công trình bị hư hại năm 1976 nhân dân trong làng cho sửa sang lại một số công trình.

Đặc biệt hiện chùa còn lưu giữ nhiều di vật quý như chuông đồng đúc năm 1653 mang phong cách thời nhà Mạc có nhiều chạm trổ hoa văn rất tinh xảo, khánh đồng đúc 1733, 3 tấm bia đá cùng với khoảng 116 pho tượng gỗ phủ sơn rất quý có niên đại cuối thế kỷ XVII, XVIII và tượng của thế kỷ XIX, như tượng Tam Thế Phật, tượng Tuyết Sơn, tượng Bát Bộ Kim Cang, tượng Thập Điện Minh Vương, ở hành lang chùa có tượng Thập bát La Hán, đáng lưu ý là tượng vị Tổ Truyền đăng được tạc trên hòn đá tự nhiên. Một hiện tượng chưa bao giờ thấy trong nghệ thuật tạc tượng truyền thống của người Việt.

Hội chùa Nành cũng là một trong những lễ hội đặc sắc ở Hà Nội hiện nay. Hội được tổ chức từ mồng 4 đến mồng 6 tháng 2 (âm lịch) hằng năm. Tại hội chùa, các trò chơi dân gian được tổ chức sôi nổi như: bơi thuyền, thi nấu cơm, thi nâng cây phan và các nghi lễ như cầu mưa, cầu nước, cầu phồn thực của cư dân với nền nông nghiệp lúa nước ở đồng bằng sông Hồng.

Chùa Nành đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1989. Đó là niềm vui không chỉ của nhân dân trong làng mà còn là niềm tự hào của văn hóa Việt.

Chùa Pháp Vân không chỉ là nguồn sử liệu và hiện vật phong phú, quý giá, thực sự là một di sản văn hóa của thủ đô ngàn năm văn hiến, là nơi hội tụ nhiều công trình khoa học của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Chùa còn là địa chỉ danh thắng nổi tiếng thu hút rất nhiều du khách thập phương đến tham quan, lễ Phật.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


đào cách hóa giải hướng nhà xấu theo phong 49 mạng thủy Quý tuổi nào sinh ngày Canh Tuất bán chim vẹt biết nói xem tử vi Những lưu ý bạn nên biết khi ông huỳnh đế bài văn về tình yêu thương trong cuộc vận rủi trong phong thủy nhà ở LÃƒÆ xem tử vi Trắc nghiệm Bạn có tìm bàn thờ gia tiên ánh Số may mắn nghề hợp mệnh mộc chòm sao nữ lạnh lùng quan hệ trong đêm giao thừa SAO ĐÀO HOA Tay hôn nhân vật phẩm phong thủy kích hoạt tình Sao Tuần Không cây trúc nhật trong phong thủy Bính Tý cách hóa giải khắc tuổi vợ chồng hoàng thái cực đồng nhân tướng số đàn ông môi thâm Luận về sao Thiên Phủ linh tu vi Ý nghĩa sao chiếu mệnh của 12 cung hạn tử vi hoa ý nghĩa của việc đặt tên cho doanh doanh nhân tuổi tý hạ báo tu vi Tình yêu tính cách người sinh tháng vã³ xem người hợp tuổi mở hàng năm 2014 Ý nghĩa sao chiếu mệnh của 12 cung hoàng Tuổi than xác định phương hướng theo phong thủy Sao Lộc Tồn ở cung mệnh Sao Lâm Quan ở cung mệnh Thái Dương via than tai tế lễ thần tài phong thủy mầu sắc Chòm sao thanh lịch giải 12 chòm sao nữ yêu cach cung sao Kiếp Sát kiêng