Chùa Hòe Nhai có tên chữ là Hồng Phúc tự. Chùa Hòe Nhai là “chốn tổ” của phái Tào Động, một trong hai phái lớn của Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam.
Chùa Hòe Nhai - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Hòe Nhai có tên chữ là Hồng Phúc tự , vì vậy cũng được gọi là chùa Hồng Phúc. Chùa thuộc địa phận phường Hòe Nhai, tổng thượng, huyện Vĩnh Thuận, kinh thành Thăng Long ; Nay ở số 19 phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực – Q . Ba Đình – Hà Nội.

Chùa Hòe Nhai là “chốn tổ” của phái Tào Động, một trong hai phái lớn của Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam.

Chùa được xây dựng từ thời Lý đến nay Chùa đã sửa chữa và xây lại nhiều lần vào các năm 1699 , 1703 , 1812 , 1894 , 1920 , 1946 . Căn cứ vào tấm bia dựng vào năm Chính Hòa 24 ( 1703 ) do tiến sĩ Hà Tông Mục soạn có ghi rõ chùa được dựng tại bến Đông Bộ Đầu , nên giới sử học nhờ đó xác định được trận đánh quân Nguyên ngày 29 – 1 -1528 là gần chùa Hòe Nhai hiện nay.

Chùa Hòe Nhai được xây dựng theo kiểu chữ công. Phía trước là chính điện, phía sau là nhà tổ và tăng phòng, xung quanh là hành lang. Thượng điện còn giữ được nhiều bức chạm hình tứ linh và các cửa võng sơn son thếp vàng. Chùa có nhiều tượng Phật được bày làm 6 lớp. Tổng số tượng ở chùa Hòe Nhai gồm 68 pho, được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như đồng hun, gỗ quý, đất nện, được sơn son thếp vàng.

Chùa có một quả chuông mang niên hiệu Long Đức 3 (1734). Sân chùa có hai ngọn tháp cao 3 tầng. Trong chùa còn có đến 28 tấm bia, cổ hơn cả là bia dựng năm Chính Hoà 24 (1703) ghi rõ vị trí chùa ở phường Hoè Nhai, tại Đông Bộ Đầu tức Bến Đông. Chính nhờ bia này mà giới sử học ngày nay xác định được vị trí trận chiến thắng ngày 29 tháng 1 năm 1258 của quân nhà Trần mà sử chép là chiến thắng Đông Bộ Đầu, đuổi quân Nguyên, giải phóng kinh thành có vị trí ở khu vực gần chùa Hoè Nhai ngày nay.

Trong chùa có nhiều tượng cổ, cổ nhất là tượng Cửu Long (Thích Ca sơ sinh). Đặc sắc nhất pho tượng kép hình một vị vua quỳ để tượng Phật trên lưng. Tương truyền sau khi vua Lê Hy Tông đuổi nhiều hòa thượng lên núi, sư Tông Viễn đã thức tỉnh vua, nên vua Lê Hy Tông cho làm pho tượng này thể hiện sự sám hối của mình.

Thời gian qua chùa mới được Đại Đức trụ trì Thích Tâm Hoan cùng tín đồ Phật tử trong và ngoài nước với sự giúp đỡ của chính quyền các cấp đã tu sửa nhà tổ , nhà khách , nhà thờ Thất Phật , quy hoạch lại khuôn viên tháp Ấn Quang .. thật là tố hảo .

Trong thời gian tới sẽ tiếp tục trùng tu lại Thượng điện thờ Tam Bảo . Thật xứng “ Chùa Hồng Phúc ở Hà Thành , núi Nùng như vạt áo , sông Nhị như giải lưng , hồ trúc Bạch chắn ngang , dòng Tô Lịch vòng lại , đây thật là chốn tùng lâm lâu đời của đất Thăng Long “ ( Văn bia 1703 ).

Chùa Hòe Nhai đã được Bộ Văn Hóa và Thông Tin xếp hạng Di tích Lịch Sử và văn Hóa ngày 21 – 1 – 1989 .


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Đạt tèn Chòm sao ngây thơ người phụ nữ vượng phu ích tử thóp ý nghĩa sao triệt bò cạp và ma kết cách tính can chi các năm bộ giữ bí mật Mộ kết dọn ban thờ đón Tết chung cư chăn đắp Bình Địa Mộc hợp với tuổi nào màu xe máy theo phong thủy 90 Nội vận mệnh người tuổi tý Máy tính trong phòng ngủ nhà hướng tốt Hội Đền Chiêu Trưng tỉnh Hà Tĩnh M蘯ケo tu vi Xem bói tình yêu người có sự thuật phong thủy tránh vận xui tu vi Bàn về tập tục xem tuổi lấy vợ y con gái tuổi giáp tuất 1994 chọn đất đặt mộ cách xem tướng mạo con cách treo gương Hội Làng Tó cục thịt dư ở mông bệnh tật bát tự Tài vượng Hội Đền Kỳ Cùng Tả Phủ mâu tuổi gà hợp với tuổi gì Cung hoàng đạo nào khó hiểu dinh là o Lý Số giải mã giấc mơ đi tiểu lên đồng Tuổi Tỵ Cách hóa giải hướng nhà xấu theo phong Đặt tên cho con hợp phong thủy 2016 là xà bài tháng 10 hình dáng Chòm sao tình cảm