Chùa Bà Đá này bị vây quanh tứ phía, mặt tiền của chùa chỉ là ngõ hẻm nhỏ thông ra phố Nhà thờ, chen giữa nhà của tư nhân.
Chùa Bà Đá - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Bà Đá tọa lạc tại số 3 phố Nhà Thờ, Hà Nội còn có các tên: Linh Quang tự, Sùng Khánh tự. Chùa được xây năm 1056 dưới đời Lý Thánh Tông. Chùa được dựng trên nền tháp Báo Thiên nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa.

Chùa có tiền đường xây theo kiểu chữ nhất, trung đường xây theo kiểu chữ đinh, được nối liền với nhau, tạo nên một khối kiến trúc vuông vắn. Trong chùa có nhiều tượng gỗ. Chùa nằm trên một con phố nhỏ và dài chỉ vài trăm mét nhưng hiện diện cả hai hệ ý thức tín ngưỡng Phật giáo và Thiên chúa giáo.

Chùa vốn là trường sở của Lâm Tế tông; hiện nay chùa là trụ sở chính Thành hội Phật giáo Hà Nội. Trong chùa có Trường Trung cấp Phật học Hà Nội. Tại chùa hàng năm vẫn thường xuyên là nơi tổ chức các buổi lễ của Thành hội Phật giáo Hà Nội. Trước kia trong chùa có Tượng Phát Lâm (tượng có nụ cười yêu đời) được coi là một trong tứ khí của Hà Nội.

Truyền rằng khi đào đất đắp thành Thăng Long vào đời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) ở làng Báo Thiên Tự Tháp (khu vực Nhà thờ Lớn ngày nay) thì phát hiện được một pho tượng bằng đá hình dáng một phụ nữ . Dân chúng cho là thánh mẫu nên đã lập đền thờ ngay tại nơi đào được tượng và gọi là đền Bà Đá. Sau người làng thấy linh thiêng mới góp công, góp của xây thành chùa lớn, đón sư về trụ trì và thờ Phật. Vì vậy chùa có tên là chùa Bà Đá và tên chữ là “Linh Quang tự”.

Sang thời Pháp thuộc, đền bị cháy và pho tượng đá nguyên thủy bị hủy mất. Dân làng cho xây lại, rước một pho tượng Phật Thích Ca bằng đá về thờ, thay thế tượng Bà Đá cũ. Vì đã qua mấy đợt tu sửa, Chùa Bà Đá không còn giữ được nhiều cổ vật. Lưu lại là một số di vật như hai quả chuông đúc vào triều Tự Đức Nguyễn năm 1873 và năm 1881, và một tấm khánh đồng đúc năm 1842.

Ngày 5 tháng 1 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh có đến thăm chùa Bà Đá và nói chuyện với các thượng tọa, tăng ni, Phật tử. Trong cuộc gặp, ông đã nói “Việc Phật không xa rời việc thế gian, phải tham gia vào các công việc cách mạng, cứu đói, cứu dốt”.

Chùa Bà Đá nay bị vây quanh tứ phía. Mặt tiền của chùa chỉ là ngõ hẻm nhỏ thông ra phố Nhà thờ, chen giữa nhà của tư nhân. Phía sau chùa là cao ốc nên diện tích đất chùa khiêm nhường. Dù vậy chùa đã được trùng tu, mái ngói lợp lại và một dãy nhà phụ thuộc bên cánh hữu được cất lại theo kiểu cổ.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


no doi khà luận giải vận số của người tuổi chỉnh mẹo tăng tài lộc Thái dương tình anh em ngón tay đeo nhẫn tướng số mắt điềm báo giấc mơ Long giác Dat ten Giáp Thân nốt ruồi dưới môi nhóm máu AB Sao hỏa tinh mÃÆ hiếu thảo Sơn Đầu Hỏa thói quen món đồ chòm sao đại lười tranh treo tường phát tài phát lộc mậu tuất mệnh gì THIÊN HÌNH con giáp không biết tiêu tiền năm 2021 cửa hàng duong lieu moc cung Cự Giải quムsao bạch hổ kieng ky khi nha co nguoi mat hỏa Cách gây tai họa và các sao họa phần 5 Giải Mã Giấc Mơ Lịch su Nhân Mã nữ tu vi NhÃ Æ Thúy Kiều bọ cạp và sư tử Cung Mùi VĂN tướng đôi môi Đá Xem tu vi cuc tướng người môi dày Lư Trung Hỏa giếng thần Y nghĩa sao thai tên tẾt tử vi đẩu số là gì nhÃ Æ Cung Bọ Cạp vị trí đặt bếp ga