Chùa Bà Bụt còn được gọi là Tiên Tích tự hay Chùa Thượng Thọ tại xã Bạch Ngọc, huyện Đô Lương, phủ Anh Sơn nay thuộc xã Lam Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An.
Chùa Bà Bụt - Nghệ An

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Bà Bụt nằm trên một vùng địa linh tươi tốt, cao ráo, đẹp đẽ, trước mặt là dòng sông Lam thơ mộng, trong xanh, uốn lượn, phía sau lưng chùa là ngọn núi Hội tạo thế vững chắc như một bức tường thành che chắn thuộc thôn Thượng Thọ, xã Bạch Ngọc, huyện Đô Lương, phủ Anh Sơn nay thuộc xã Lam Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An.

Chùa Bà Bụt còn được gọi là Tiên Tích tự hay Chùa Thượng Thọ. Đây là vùng đất xưa kia Uy Minh Vương Lý Nhật Quang chọn đóng lỵ sở trong thời gian ông làm Tri châu Nghệ An. Có một ngôi chùa linh thiêng tồn tại với thời gian mà dân gian thường quen gọi là chùa Bà Bụt.

Phật bà Quan Âm là vị Phật có thể hóa hiện thành muôn ngàn hình tướng khác nhau để cứu vớt, giúp đỡ chúng sinh. Theo sử sách, vào thời Uy Minh Vương Lý Nhật Quang được bổ làm Tri châu Nghệ An, với tinh thần hết lòng vì dân, vương đã tổ chức khai hoang mở đất, xây dựng phát triển kinh tế. Cảm động trước tấm lòng của vương, Phật bà Quan Âm đã phù giúp ngài gặp được nhiều thuận lợi, may mắn.

Trong quá trình chinh phạt quân Chiêm Thành xâm lấn bờ cõi, tàn hại dân lành, vương còn được Phật bà Quan Âm hiển linh âm phù giành được thắng lợi. Một lần khác, vương đi đánh giặc Lão Qua không may bị thương, cưỡi ngựa về đến đất Bạch Đường, thôn Thượng Thọ có bà tiên hiện ra báo với vương rằng: “Quả Sơn là nơi linh địa, huyết thực muôn đời có thể hóa thân ở xứ ấy”.

Nghe lời bà tiên, vương về đến đất Quả Sơn thì hóa. Quân dân vô cùng thương tiếc lập đền thờ vương tại đấy, gọi là đền Quả Sơn, quanh năm hương khói. Ngôi chùa nơi bà tiên ứng hiện từ đấy được gọi là Tiên Tích tự, dân gian quen gọi là chùa Bà Bụt.

Chùa có diện tích rộng khoảng 10 mẫu, gồm các hạng mục công trình như: sân vườn, ao sen, tam quan, nhà trạm, nhà thuyền, tiền đường và thượng điện cây cối xanh tốt, um tùm trong một khung cảnh tĩnh lặng ở chốn sơn thủy hữu tình, nhưng lại không hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài.

Trải qua nhiều biến cố lịch sử, thiên tai, chiến tranh tàn phá, các hạng mục công trình của chùa không còn đầy đủ như xưa, hiện nay chỉ còn lại một số hạng mục như vườn chùa, sân chùa, tiền đường và thượng điện. Những năm gần đây nhân dân xây dựng thêm nhà Hữu vu (nhà khách nằm phía Tây sân chùa).

Tại chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật như chuông đồng, câu đối, đại tự, bài minh, lạc khoản và nhiều tượng phật. Đây là những tài liệu và hiện vật quý giá, đặc biệt là tượng Phật bà Quan Âm cổ. Ngoài ra, ở tòa tiền đường và thượng điện được chạm khắc trang trí ở từng bộ phận như đầu dư, đầu bẩy, kẻ với nhiều mảng chạm phong phú và đa dạng…

Hàng tháng cứ đến 20, 21 âm lịch hằng năm, Đại lễ Phật đản vào dịp xuân về… Chùa Bà Bụt lại thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và du khách thập phương đến lễ phật, cầu nguyện.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


không muộn phiền bệnh tật tai nạn Sao Lực sĩ Hội Đánh Pháo Đất tại Hải Phòng Đồng hồ tướng số móng tay Facebook mẹo phong thủy trong thi cử Tứ Hóa bep nha hang theo phong thuy cây tre nhムĐặc phúc mơ thấy ánh nắng boi phong thủy phong ngũ Ma Kết thai duong Sao Tướng quân Mạng học tử vi tho cho đúng van menh hoテ ツ con giáp đỏ như son xem tử vi Tam hợp Tứ hành xung là gì tướng mặt chuột bí quyết Trung chính Phong thủy phòng ngủ Hội Nghinh Cá Ông giải mã giấc mơ Tử vi tháng văn khấn lễ tiết trong năm thói Nguyễn cung Ma Kết Xem tử vi Tien dấu hiệu vận may sắp tới sach cung bạch dương phòng sách thin Chòm sao nam xem tử vi khách hàng quyết định sự thành công chòm sao hai mặt hướng giường ngủ tướng phụ nữ lấy chồng giàu thần sát Tỵ chòm sao đào hoa trong tháng 7 Nhật Điem ban cửa nhà hướng bắc cung Bọ Cạp luan giai đào hoa duyên Thư mơ thấy mất tiền phục cung Nhân Mã nhóm máu AB tử vi ngày