Tục đốt nhang (hay còn gọi là thắp hương, dâng hương) đã có ở nước ta từ lâu đời. Điều này đã trở thành một trong những nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tâm
Cây nhang trong tâm thức người Việt

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Tục đốt nhang (hay còn gọi là thắp hương, dâng hương) đã có ở nước ta từ lâu đời. Điều này đã trở thành một trong những nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Dù là ngày Tết, ngày giỗ chạp hay ngày thường, người ta đều đốt nhang.

 

Đặc biệt trong những ngày Tết, nhang càng được đốt nhiều hơn. Vì ngày Tết có nhiều nghi thức cúng lễ hơn: nào cúng đất trời, cúng tổ tiên ông bà, cúng ông Táo… Và nén nhang trở thành vật không thể thiếu trong mỗi gia đình.

Những sợi khói nhang cuộn tròn phảng phất bay đi để lại mùi hương thoang thoảng, dịu dàng như một sợi dây thiêng liêng gắn kết cuộc sống con người với đất trời, là cầu nối giữa con người ở trần gian với thần thánh, ông bà, tổ tiên ở cõi vĩnh hằng.

Theo các nguồn tài liệu, cây nhang có nguồn gốc từ bán đảo Ả Rập, được các lái buôn người Hy Lạp chuyên chở sang bán tại các nước châu Á, khoảng từ thế kỷ thứ XI. Thứ nhang này có mùi thơm dịu, được chiết xuất từ một giống cây mọc ở miền Nam bán đảo Ả Rập.

Còn theo Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục, cây nhang có nguồn gốc từ Tây vực, đốt hương nghĩa là cầu cho quỷ thần giáng cách.

Khi xưa, tục Tàu tế tôn miếu chỉ dùng cỏ tiêu (cỏ thơm) trộn với mỡ mà đốt cho thơm, chưa có đốt hương. Đến đời Vũ đế nhà Hán, vua sai tướng sang đánh nước Hồn Gia (xứ Tây vực, thuộc Ấn Độ). Vua nước ấy đầu hàng, dâng một tượng thần bằng vàng cho vua Vũ đế đem về đặt trong cung Cam Toàn. Người nước Hồn Gia cũng tế thần không phải dùng đến trâu, bò mà chỉ đốt hương lễ bái. Từ đó, Trung Quốc mới có tục đốt hương.

Sách xưa còn chép rằng: Thứ sử Giao Châu - Trương Tân thường đốt hương ở Cát Lập tịnh xá để đọc đạo thư. Tục đốt nhang ở ta có lẽ bắt đầu từ đó. Rồi cùng với quá trình phát triển của đạo Phật, tập tục đốt nhang du nhập vào nước ta và ngày càng phổ biến.

Nhang có nhiều loại, nhiều kiểu: nhang thường, nhang ướp hương, nhang tròn, nhang khoanh… tất cả đều có chung một công dụng: đốt lên cho ấm cửa ấm nhà, đốt lên bàn thờ tổ tiên ông bà, bàn thờ Phật vào 2 buổi sáng - chiều như gửi một lời chào đến các vị bề trên, nhằm báo cho các vị biết lúc nào chúng tôi cũng nhớ đến các vị.

(Theo Thanhnien)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Cây nhang trong tâm thức người Việt


Quan he số may mắn Hà Nội rốn đá Cẩm thạch phuc bài cúng lễ tế ngu Khâm số sướng bẠSao qua tu lam mơ thấy dơi cấm kỵ Nạp Âm Long huyệt tăng cân vật trừ tà vong nhập ky la 海浪会员管理软件 磁条卡刷卡器 con giap ý nghĩa sao sao thiên trù cay phong thuy tư vi xem tuoi xong nha Nhật phong thủy dương trạch bầu kiên là sân sau của nguyễn tấn võ tóc ban lam viec Ngày sinh Hồng loan lỗi phong thủy phòng bếp cách hóa giải giường ngủ trên bếp quê mơ thấy bố Đông Tây nuôi mèo theo phong thủy tín ngưỡng dân gian vong phà phật niết bàn Ất dậu 2005 xuất hành 2015 đổi canh thà n con giáp trời sinh quyến rũ người khác tang chuc buổi tối gặp vận xui Tuổi dần giải 2014 tính trung tang người yểu tướng đệ tử Đạt tên theo ngu hành