Quả phật thủ dù giá cao vẫn được nhiều gia đình mua bày ban thờ cúng ông bà, tổ tiên vào mỗi dịp ngày rằm, mùng một, nhất là Tết đến. Tuy nhiên, cách chọn và giữ quả phật thủ để bàn thờ Tết được đẹp, lâu không hẳn ai cũng biết.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Không chỉ chờ đến Tết mà phật thủ được bán quanh năm và lúc nào cũng đắt như tôm tươi. Ngày mồng 1, ngày rằm và những dịp lễ người dân đã quen phải mua quả phật thủ bày trên ban thờ.

Vào những ngày cuối năm này, nhiều người săn lùng những quả phật thủ có hình dáng đẹp, có giá trị cao để làm quà biếu hay đơn giản là trưng bày trên mâm ngũ quả ngày Tết.

Theo quan niệm xưa, phật thủ là loại quả dùng để thờ Phật và gia tiên vì có mùi thơm quyến rũ, tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ. Mọi người thờ phật phủ với mong muốn gia đình gặp nhiều may mắn trong năm mới, phồn thịnh về của cải, sức khỏe…

Quả phật thủ ngoài ý nghĩa thờ tâm linh, chúng còn được nhiều người tìm mua phật thủ để làm thuốc chữa bệnh như dùng phật thủ ngâm với mật ong chữa ho rất tốt hay làm mứt… Bởi vậy, dù giá loại quả này khá cao, có khi tới vài triệu nhưng vẫn bán khá chạy.

 cach chon va giu qua phat thu de ban tho tet duoc dep, lau - 1

Quả phật thủ đẹp phải to, nhiều ngón tay, mập dài

Theo tư vấn của anh Tuấn Trường– một chủ vườn trồng phật phủ ở Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội), cách chọn và giữ quả phật thủ để ban thờ Tết được đẹp, lâu cũng khá cầu kỳ, nếu không để ý sẽ không chọn được quả đẹp:

- Trái Phật thủ đẹp phải nhiều ngón tay, thông thường mỗi quả có 20-30 ngón tay. Các ngón tay tỏa tròn đều xếp thành nhiều vòng như hình bông hoa, ngón của vòng ngoài cùng trùng với các số đẹp sẽ có giá trị. Khi chọn mua quả phật thủ, nên chọn quả to, ngón tay của Phật Thủ càng nhiều, dài mập, các ngón đều nhau. Bạn cũng nên chú ý chọn quả có gia trơn cật, màu hơi mơ vàng là quả già để được lâu và thơm hơn.

- Tránh mua quả bị xước sát, bị sâu đục khoét, bị dập hoặc gãy các ngón phật thủ. Không chọn phật thủ non dù chúng cũng có màu vàng nhưng lại rất nhanh hỏng. Một quả phật thủ trưởng thành thì các túi tinh dầu tròn trịa, cách đều nhau, căng mọng, bề mặt quả rắn và cứng.

- Bày bàn thờ ngày Tết cũng không nên chọn loại quả phật thủ quá chín, vàng sậm và da nhăn nheo thì không bảo quản được lâu.

- Để tránh phật thủ hỏng nhanh, không nên rửa hoặc ngâm phật thủ trong dịch muối. Bởi khi nước đọng trong các khe ngón của quả rất dễ tạo môi trường ẩm ướt cho nấm phát triển phá huỷ vỏ quả gây thối rữa. Bạn chỉ nên dùng khăn ẩm lau.

- Muốn giữ quả phật thủ để bàn thờ Tết được đẹp, lâu thì cứ khoảng 5-7 ngày, bạn có thể dùng rượu trắng để lau bụi bẩn bám trên quả. Khi đặt trên bàn thờ, bạn có thể để một bát nước, cho thêm vài viên thuốc B1 vào sau đó đặt phật thủ vào bát nước sẽ giúp phật thủ tươi rất lâu.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


văn khấn giải hạn sao thái bach bài pháp Duyên Chi Ta Gặp Một Người nốt ruồi phú quý của nam giới tuổi Tý nhóm máu A văn khấn lễ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát brazil năm 1970 đoán ngành nghề thành phố vàng cung thiên bình có hợp với song ngư đất kết cách chọn tuổi xông đất đầu năm bạch dương tính cách cung tai bach người yêu cũ màu sơn giải mã giấc mơ thấy cá sấu đá Topaz Đặt tên con trai gái năm 2016 tuổi Bính phòng thủy cửa sổ chòm sao ghét tình công sở Quan Vân Trường Phi hoá hy sinh bố mắt lá khoai nhập hồn Tình duyên của người tuổi Ngọ nhóm Quản Sao phá quân nhân tướng học lông mày giao nhau Bản mệnh Phật của người tuổi Sửu độ tuổi của 12 chòm sao năm ngọ 1954 mệnh gì mơ thấy cha mẹ ý nghĩa sao tam thai tương sinh tương khắc Đại Dịch Thổ hợp với tuổi gì Nam thờ con giáp thiếu cảm giác an toàn kinh Vu Lan cách hóa giải nhà khuyết góc 1977 đinh tỵ nữ tuổi đinh hợi hợp tuổi nào Từ bi Hoàng Quân ngực và cổ Sao Đào hoa bất hòa trong nhÃƒÆ sinh thần Ất Hợi treo tranh